Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài

0
1875

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm những cơ quan nào?

Nếu là kết hôn giữa người Việt với người Việt cùng cư trú trong nước thì chúng ta đều dễ dàng biết cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn trong trường hợp này là UBND cấp xã, nơi một trong hai bên cư trú.

Dù kết hôn tại UBND cấp xã nơi người nam hoặc người nữ cư trú thì thủ tục đăng ký kết hôn không có sự khác biệt. Do chỉ có pháp luật của Việt Nam điều chỉnh mối quan hệ về hôn nhân của cặp đôi.

Tuy nhiên, kết hôn với người nước ngoài có đặc thù là quan hệ có yếu tố nước ngoài nên ngoài tuân thủ pháp luật của Việt Nam thì còn phải tuân thủ quy định của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch. Do có sự điều chỉnh của pháp luật của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch nên cặp đôi được lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn. Tất nhiên, thủ tụ đăng ký kết hôn tại mỗi cơ quan sẽ khác nhau và khiến cặp đôi có nhiều vấn đề băn khoăn.

Thậm chí, ngay việc tìm hiểu cơ quan để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn cũng khiến không ít cặp đôi cảm thấy hoang mang, lo lắng.

Vậy theo quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm những cơ quan nào?

1. Giải đáp cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Để hiểu rõ hơn về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
  • Lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
  • Tìm hiểu từng cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài | Ảnh minh họa
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài | Ảnh minh họa

1.1. Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Việc xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài sẽ rất quan trọng. Bởi lẽ, mỗi cơ quan có thẩm quyền sẽ quy định về thành phần hồ sơ đăng ký kết hôn, quy trình giải quyết, thời hạn giải quyết. Ví dụ: Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam yêu cầu phải có giấy khám sức khỏe. Thế nhưng, nếu kết hôn tại Cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc thì giấy khám sức khỏe không phải thành phần giấy tờ có trong hồ sơ đăng ký kết hôn.

Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là 15 ngày làm việc. Thế nhưng, tại Trung Quốc, các bạn sẽ nhận được kết quả ngay trong ngày đăng ký kết hôn.

Vì sự khác biệt như vậy nên các bạn sẽ thấy rõ được vai trò của việc xác định và lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Vậy cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài là cơ quan nào?

Bài viết khác:  Đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất

Thông thường, khi kết hôn với người nước ngoài thì cặp đôi có thể lựa chọn đăng ký tại một trong những cơ quan sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
  • Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch;
  • Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thứ ba.

Ngoại lệ duy nhất là trường hợp kết hôn với người Đài Loan chỉ có thể thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam.

1.2. Lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Việc lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài dựa trên 02 nguyên tắc, bao gồm: nơi cư trú của cặp đôi và mức độ khó dễ của thủ tục đăng ký kết hôn.

  • Nơi cư trú của cặp đôi

Nếu cùng cư trú tại một quốc gia thì cặp đôi nên kết hôn tại quốc gia đó. Ví dụ:

– Cả hai cư trú tại Việt Nam thì nên kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam;

– Cả hai đang cùng cư trú tại Mỹ thì nên kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Mỹ tại Mỹ.

  • Mức độ khó dễ của thủ tục đăng ký kết hôn

Nếu việc xin visa sang nước ngoài hoặc thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại nước ngoài phức tạp thì nên kết hôn tại Việt Nam. Ngược lại, nếu việc xin visa hoặc thủ tục kết hôn tại nước ngoài đơn giản thì nên sang nước ngoài kết hôn.

Ví dụ:

– Thủ tục kết hôn tại Trung Quốc đơn giản và có thể nhận kết quả ngay trong ngày thì nên sang Trung Quốc kết hôn;

– Việc xin visa sang Anh kết hôn phức tạp và khó khăn nên sẽ lựa chọn đăng ký kết hôn tại Việt Nam.


1.3. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký ký kết hôn với người nước ngoài của Việt Nam

Trước khi Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực thì thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài thuộc về Sở Tư pháp, nơi người Việt cư trú.

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài trong giai đoạn này rất rườm rà và tiêu cực, đặc biệt là thủ tục phỏng vấn kết hôn. Rất nhiều cặp đôi, mặc dù yêu nhau thật sự nhưng lại không kết hôn được, do trượt phỏng vấn. Ngược lại, rất nhiều cặp đôi kết hôn giả tạo, nhưng lại nhận được kết quả đăng ký kết hôn.

Mọi thứ đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm 02 cơ quan sau:

  • UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú trong nước;
  • Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.

Thủ tục đăng ký kết hôn cũng đã được đơn giản hóa, đặc biệt thủ tục phỏng vấn kết hôn đã được bãi bỏ và thay vào đó là thủ tục kiểm tra, xác minh nếu có nghi ngờ mục đích kết hôn. Tuy nhiên, thời hạn giải quyết vẫn kéo dài tới 15 ngày làm việc, gây không ít khó khăn cho công dân nước ngoài khi phải đi lại nhiều lần.

Bài viết khác:  Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất

a) UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú trong nước

Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài của UBND cấp huyện được quy định tại Điều 37, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành. Chi tiết như sau:


“Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”


Như vậy, UBND cấp huyện nơi người Việt thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống có thhẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

UBND cấp huyện | Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài
UBND cấp huyện | Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài

b) Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài

Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài được quy định tại Khoản 1, Điều 7, Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BNG-BTP. Cụ thể như sau:


“Điều 7. Đăng ký kết hôn

1. Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ là công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với nhau hoặc với người nước ngoài.

Trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì việc đăng ký kết hôn đó không được trái với pháp luật của nước sở tại.”


1.4. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch

Đây là trường hợp các bạn sẽ lựa chọn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại nước ngoài.

Quy trình chung, các bạn sẽ tới Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch để xin visa và giấy tờ cần thiết. Khi đã có visa thì người Việt sẽ nhập cảnh vào quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch để đăng ký kết hôn.

Ví dụ: Người Việt sẽ tới Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam để xin visa kết hôn S2 và giấy tờ cần thiết. Khi đã có visa rồi, người Việt sẽ nhập cảnh vào Trung Quốc và cùng người Trung đi đăng ký kết hôn.

Tuy nhiên, với những quốc gia phát triển như Mỹ và Anh thì việc xin visa này không phải đơn giản.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch là cơ quan nào?

Bài viết khác:  Kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Tên gọi của cơ quan này tại mỗi quốc gia là khác nhau. Ví dụ:

– Tại Trung Quốc, cơ quan này có tên gọi Sở Dân chính cấp thành phố;

– Tại Nhật Bản, cơ quan này là Thị trưởng đơn vị hành chính tương đương với cấp xã của Việt Nam.

1.5. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài của quốc gia thứ ba

Kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thứ ba sẽ áp dụng trong trường hợp cả hai bên nam, nữ sinh sống, làm việc tại quốc gia mà không phải Việt Nam hoặc quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.

Ví dụ: Người Việt Nam kết hôn với người có quốc tịch Nhật Bản nhưng lại thực hiện tại Cơ quan có thẩm quyền của Iran.

Người Việt Nam kết hôn với người Trung Quốc và thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan tại Thái Lan.

Lý thuyết là vậy, nhưng thủ tục kết hôn tại cơ quan này rất phức tạp do phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam, của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch và của quốc gia thứ ba nên rất ít bạn lựa chọn kết hôn tại cơ quan này.

Tên gọi cơ quan này cũng sẽ khác nhau tại mỗi quốc gia. Do đó, để biết chính xác cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài của quốc gia thứ ba thì bạn nên tìm hiểu thêm pháp luật của quốc gia thứ ba.

2. Kết luận cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một trong những nội dung quan trọng của đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Đó là, xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Xác định và lựa chọn đúng cơ quan này là rất quan trọng. Kết hôn với công dân nước nào thì nên kết hôn tại Việt Nam và kết hôn với người nước nào thì nên kết hôn tại nước ngoài là công việc không hề đơn giản.

Ngoài ra, để đăng ký kết hôn với người nước ngoài đạt kết quả thuận lợi thì còn phải chuẩn bị đầy đủ và chính xác giấy tờ. Nếu không nhận được sự tư vấn và hỗ trợ, người đăng ký rât khó có thể tự mình hoàn tất việc chuẩn bị giấy tờ mà không gặp sai sót.

Tốt nhất, bạn nên tìm tới chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm để được tư vấn làm tốt ngay từ những bước đầu tiên.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài, cũng như thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.

Có thể bạn nên xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất