Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài

0
2007

Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài là gì và những điều kiện này có khác gì so với kết hôn giữa người Việt cùng cư trú trong nước hay không là nội dung mà bạn nên tìm hiểu để việc kết hôn đạt kết quả tốt nhất.

Trong suốt những năm tháng hoạt động tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài, chúng tôi nhận thấy điều kiện kết hôn với người nước ngoài không phải là vấn đề khiến các bạn lưu tâm. Phần lớn các bạn chỉ quan tâm tới giấy tờ kết hôn, trình tự thực hiện mà quên xem xét xem liệu mình và người yêu có hay không đủ điều kiện kết hôn.

Khi có ý định kết hôn với người nước ngoài, thông tin đầu tiên các bạn cần tìm hiểu lại chính là điều kiện kết hôn chứ không phải giấy tờ hay thủ tục kết hôn. Bởi lẽ muốn kết hôn thì các bạn phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn. Khi đã đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, các bạn mới chuẩn bị giấy tờ và thực hiện. Nếu các bạn không đáp ứng được điều kiện kết hôn thì các bạn có chuẩn bị giấy tờ cũng không thể sử dụng để kết hôn được.

Vậy câu hỏi đặt ra là điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm những điều kiện gì?

Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài

1. Tư vấn điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
  • Một số vấn đề cần lưu ý khi kết hôn với người nước ngoài.

1.1. Quy định của pháp luật về điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Điều 126, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hiện hành quy định về điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài như sau:


Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”.


Quy định trên được hiểu như sau:

Kết hôn với người nước ngoài thì người Việt Nam phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam, người nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch. Trường hợp đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân thủ điều kiện kết hôn của pháp luật Việt Nam.

Bài viết khác:  Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật

Vậy điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam gồm những điều kiện nào?

a) Điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam

Điều 8 và điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài nói riêng và người Việt Nam nói chung như sau:


“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”


Như vậy, điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài sẽ gồm:

  • Độ tuổi kết hôn

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

  • Sự tự nguyện

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

  • Điều kiện về năng lực hành vi dân sự

Nam, nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự;

  • Không bị cấm kết hôn, bao gồm:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Bài viết khác:  Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

b) So sánh với điều kiện kết hôn trong nước

So với kết hôn trong nước thì kết hôn với người nước ngoài có khác về điều kiện kết hôn ở chỗ ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn thì còn phải tuân thủ pháp luật của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.

Ví dụ: Nam người Trung 21 tuổi có thể đạt độ tuổi kết hôn theo pháp luật của Việt Nam nhưng lại không đạt đủ điều kiện kết hôn về độ tuổi so với quy định của Trung Quốc nên vẫn không thể đăng ký kết hôn tại Việt Nam.

Thêm vào đó, do khác biệt nên về ngôn ngữ nên ý chí tự nguyện về đăng ký kết hôn với người nước ngoài rất được chú trọng. Trong bộ hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài bao giờ cặp đôi cũng phải cung cấp giấy khám sức khỏe để chứng minh bản thân không mắc bệnh về tâm thần, từ đó khẳng định việc kết hôn của cặp đôi hoàn toàn do ý chí tự nguyện.

1.2. Một số vấn đề cần lưu ý khi kết hôn với người nước ngoài

Ngoài tìm hiểu về điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì một trong những nội dung quan trọng mà các bạn nên tìm hiểu đó là một số vấn đề cần lưu ý khi kết hôn với người nước ngoài.

Bởi lẽ, thủ tục kết hôn với người nước ngoài được đánh giá là tương đối phức tạp. Do đó, để có thể hoàn tất đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì các bạn nên tìm hiểu thêm một số vấn đề vướng mắc thường gặp, để có thể có những giải pháp tránh gặp phải tình huống đó.

Một số vấn đề cần lưu ý khi kết hôn với người nước ngoài gồm có:

  • Lưu ý về hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài không có quá nhiều giấy tờ phải chuẩn bị. Tuy nhiên, trong thực tế các bạn sẽ phải chuẩn bị thêm một số giấy tờ nữa thì mới được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết. Đây là thông lệ áp dụng pháp luật của các địa phương của Việt Nam.

Bài viết khác:  Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn và phải được dịch thuật sang tiếng Việt, có công chứng/chứng thực bản dịch.

Chi tiết về hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài, mời bạn xem thêm: Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

  • Lưu ý về quy trình đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Quy trình đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm 02 bước: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn và nhận kết quả đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Pháp luật Việt Nam cho phép nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài nhưng khi nhận kết quả bắt buộc phải có mặt người nước ngoài.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài cũng không hề dễ dàng khi mà hoàn thiện hồ sơ gặp nhiều vướng mắc.

  • Lưu ý về ghi chú kết hôn sau khi kết hôn với người nước ngoài

Khi đã hoàn tất đăng ký kết hôn với người nước ngoài, các bạn phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn.

Đây là lưu ý quan trọng khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài mà các bạn phải biết để thực hiện. Qua đó, để việc đăng ký kết hôn của các bạn được pháp luật và nhà nước của cả hai quốc gia công nhận.

Về ghi chú kết hôn với người nước ngoài, mời bạn xem thêm: Thủ tục ghi chú kết hôn với người nước ngoài.

2. Đánh giá về điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Trên đây, bằng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, chúng ta đã cùng tìm hiểu về điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

So với điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau và cùng cư trú trong nước thì điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài chỉ có sự khác biệt đó là người nước ngoài phải tuân thủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật của quốc gia mà họ có quốc tịch.

Thực tế, đa số các trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài thường không gặp vướng mắc về điều kiện kết hôn, trừ trường hợp kết hôn với người Trung Quốc. Bởi lẽ, pháp luật Trung Quốc khi định độ tuổi kết hôn của nữ phải từ 20 tuổi trở lên.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn kết hôn với người nước ngoài!

Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Giấy tờ kết hôn với người nước ngoài

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất