Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật

0
1182

Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật như thế nào và có lưu ý gì khi thực hiện thủ tục này là nội dung mà cặp đôi nên tìm hiểu.

Dù là kết hôn giữa người Việt với người Việt cùng cư trú tại Việt Nam hay giữa người Việt với người nước ngoài hoặc với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cặp đôi sẽ phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì cặp đôi sẽ phải thực hiện các công việc cần thiết sau:

  • Xác định các điều kiện kết hôn;
  • Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn;
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn;
  • Thực hiện việc đăng ký kết hôn;
  • Ghi chú kết hôn và bảo lãnh định cư (nếu là kết hôn với người nước ngoài).

Phần nội dung dưới đây, Anzlaw sẽ trình bày tới các bạn thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:

  • Kết hôn giữa người Việt với người Việt cùng cư trú trong nước;
  • Kết hôn giữa người Việt và người nước ngoài hoặc với người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam;
  • Kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam.

1. Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật

Để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

  • Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, trong trường hợp kết hôn giữa người Việt với người Việt, cùng cư trú trong nước;
  • Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, trong trường hợp kết hôn giữa người Việt với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài;
  • Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, trong trường hợp kết hôn tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.

Khi tìm hiểu về các nội dung nêu trên, chúng ta sẽ tìm hiểu ở 4 góc độ. Đó là:

  • Điều kiện kết hôn;
  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn;
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn;
  • Thực hiện việc đăng ký kết hôn.

1.1. Kết hôn giữa người Việt với người Việt cùng cư trú trong nước

a) Điều kiện kết hôn

Luật Hôn nhân va gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn rất chi tiết và đầy đủ. Khái quát lại, điều kiện kết hôn bao gồm: Độ tuổi kết hôn; tình trạng hôn nhân; ý chí tự nguyện; mục đích kết hôn; các trường hợp cấm kết hôn.

Vướng mắc phần lớn của cặp đôi liên quan tới điều kiện kết hôn chủ yếu là về độ tuổi kết hôn và tình trạng hôn nhân. Theo đó, nam giới phải từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ giới phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ độ tuổi kết hôn. Tại thời điểm đăng ký kết hôn thì cả hai bên nam và nữ phải đang trong tình trạng hôn nhân là độc thân là điều kiện về tình trạng hôn nhân.

Bài viết khác:  Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

b) Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn

Trong trường hợp này thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là UBND cấp xã, nơi cư trú của nam hoặc của nữ.

Nếu cùng cư trú trên địa bàn của một xã thì sẽ đăng ký kết hôn tại UBND xã, nơi cả nam, nữ cùng cư trú.

c) Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn

Về cơ bản, hồ sơ đăng ký kết hôn trong trường hợp này khá đơn giản. Nam, nữ không cần chuẩn bị quá nhiều giấy tờ. Nếu là kết hôn tại UBND xã nơi bạn nam cư trú thì bạn nữ cần chuẩn bị thêm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Giấy này được cấp bởi UBND cấp xã, nơi bạn nữ cư trú. Ngược lại, nếu đăng ký tại UBND cấp xã nơi bạn nữ cư trú thì bạn nam phải chuẩn bị giấy tờ này.

Ngoài giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên thì khi đi đăng ký kết hôn, nam, nữ sẽ cùng khai chung tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình giấy tờ tùy thân rồi nộp hồ sơ cho công chức Tư pháp – hộ tịch. Ngoài ra, nếu một trong hai bên đã từng kết hôn thì cần cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân trước đây đã chấm dứt hợp pháp. Đó có thể là một trong các giấy tờ sau:

  • Quyết định hoặc bản án ly hôn đã có hiệu lực của Tòa án;
  • Giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền cấp.

d) Thực hiện việc đăng ký kết hôn

Sau khi có đầy đủ giấy tờ, nam nữ có mặt tại cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kết hôn. Công chức tư pháp – hộ tịch sẽ kiểm tra điều kiện kết hôn của nam, nữ. Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn thì ghi vào Sổ hộ tịch, hướng dẫn và cùng nam, nữ ký vào sổ hộ tịch, sau cùng thực hiện thủ tục trao Giấy chứng nhận kết hôn.

Như vậy, tới đây bạn đã được tìm hiểu thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, trong trường hợp kết hôn giữa người Việt với người Việt, cùng cư trú trong nước.

Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật
Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật

1.2. Kết hôn với người nước ngoài hoặc với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

a) Điều kiện kết hôn

Trường hợp kết hôn với người nước ngoài thì ngoài điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân thủ điều kiện kết hôn theo quy định của quốc gia mà họ có quốc tịch.

Khác biệt chủ yếu giữa pháp luật Việt Nam và nước ngoài chủ yếu về độ tuổi kết hôn. Có quốc gia độ tuổi kết hôn được rút ngắn nhưng có quốc gia độ tuổi kết hôn lại được nâng cao. Ví dụ: Tại Trung Quốc độ tuổi kết hôn là nam từ đủ 22 tuổi và nữ từ đủ 20 tuổi.

Bài viết khác:  Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Về cơ bản thì các điều kiện kết hôn với người nước ngoài cũng tuân thủ đủ các điều kiện sau:

  • Độ tuổi kết hôn;
  • Tình trạng hôn nhân;
  • Ý chí tự nguyện;
  • Mục đích kết hôn;
  • Các trường hợp cấm kết hôn.

b) Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn

Kết hôn với người nước ngoài, nam nữ có thể thực hiện việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.

Việc lựa chọn sẽ dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc về cư trú;
  • Nguyên tắc về mức độ khó dễ của thủ tục đăng ký kết hôn.

Theo đó, nếu cùng cư trú tại một quốc gia thì nên kết hôn tại quốc qua đó. Những trường hợp còn lại thì nên kết hôn tại Việt Nam. Trường hợp kết hôn với công dân các nước phát triển như Anh, Mỹ… thì nên kết hôn tại Việt Nam. Riêng kết hôn với người Hàn Quốc và Trung Quốc thì cặp đôi lại nên lựa chọn kết hôn tại Hàn Quốc hoặc Trung Quốc.

c) Chuẩn bị giấy tờ đăng ký kết hôn

Khi đã lựa chọn được cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn và xác định đủ điều kiện kết hôn, nam nữ sẽ bám theo quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn được cơ quan đó quy định để chuẩn bị giấy tờ.

Một vấn đề mà nam, nữ cần lưu ý đó là về tính hợp pháp và hợp lệ của giấy tờ. Giấy tờ cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự trước khi sử dụng tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài. Ngoài ra, nếu muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì giấy tờ của người nước ngoài phải phù hợp với biểu mẫu mà pháp luật Việt Nam quy định.

Đây là bước mà các bạn phải hết sức lưu tâm. Kinh nghiệm cho thấy, đa số các trường hợp không đăng ký kết hôn được đều do sai sót về giấy tờ. Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết Giấy tờ kết hôn với người nước ngoài.

d) Thực hiện việc đăng ký kết hôn

Trong trường hợp này thì nam và nữ có mặt tại cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn. Tại Việt Nam, đó là UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú.

Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam là 13 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Trong thời gian này, công chức tư pháp sẽ thực hiện việc thẩm tra điều kiện kết hôn. Nếu nghi ngờ về điều kiện kết hôn thì thực hiện thủ tục xác minh.

Ở bước này, nếu kết hôn tại Việt Nam thì đâu đó bạn có thể sẽ đối mặt với trở ngại, nhũng nhiễu, từ chính cán bộ, công chức tư pháp. Họ thường yêu cầu bạn cung cấp thêm giấy tờ mà pháp luật không quy định, bắt bẻ lỗi sai của giấy tờ mà không có căn cứ hoặc kéo dài thời gian giải quyết.

Bài viết khác:  Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Kinh nghiệm là bạn sẽ tự mình hoặc thông qua luật sư để khiếu nại.

Tới đây, bạn đã tìm hiểu xong thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, trong trường hợp kết hôn giữa người Việt với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài.

e) Ghi chú kết hôn và bảo lãnh định cư

Sau khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài thì nam hoặc nữ cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn. Nếu đăng ký tại Việt Nam thì người nước ngoài sẽ ghi chú kết hôn. Còn nếu kết hôn tại nước ngoài thì người Việt cần thực hiện thủ tục này.

Thủ tục này nhằm để pháp luật cả hai nước cùng bảo vệ quan hệ hôn nhân của nam, nữ.

Khi đã hoàn tất ghi chú kết hôn thì bạn có thể xem xét tới việc định cư. Nếu ra nước ngoài định cư thì người nước ngoài bảo lãnh cho bạn. Ngược lại, bạn sẽ bảo lãnh cho người nước ngoài, nếu muốn định cư tại Việt Nam.

1.3. Thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao

Thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan này được thực hiện tương tự như tại UBND cấp huyện. Hai bên nam, nữ cũng cần chuẩn bị giấy tờ và thực hiện theo đúng trình tự. Điểm khác biệt chỉ là cơ quan thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Đăng ký tại cơ quan này, bạn cần xác định đúng thẩm quyền theo lãnh thổ của Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Bởi lẽ, có thể tại một số quốc gia Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam bao gồm cả Đại sứ quán, Lãnh sự quán và Tổng lãnh sự quán và mỗi cơ quan này sẽ được giao thực hiện việc đăng ký kết hôn theo phạm vi một vùng nhất định.

Tới đây, bạn đã được tìm hiểu thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.

2. Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp xong thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

Tin rằng, sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ biết phải làm sao để có thể đăng ký kết hôn với người nước ngoài, theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn từ quy định của pháp luật và tới áp dụng pháp luật cũng có những vấn đề, chứ không phải thuận lợi theo hương dẫn. Đòi hỏi các bạn phải có thêm kinh nghiệm thực tiễn.

Nếu không am hiểu hoặc không có thời gian đi lại nhiều lần, các bạn có thể tham khảo việc sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín. Rất mong được hỗ trợ bạn.

Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Chi phí kết hôn với người nước ngoài

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất