Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc

0
332

Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc vẫn được đa số các bạn đánh giá là thủ tục phức tạp, cần nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.

Trong nhiều bài viết trước đây, chúng tôi đã chỉ ra và phân tích về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc.

Theo đó, ngoài đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc thì cặp đôi còn có thể đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện, nơi người Việt đang cư trú. Tất nhiên, mỗi cơ quan này sẽ có quy định riêng về thủ tục đăng ký kết hôn.

Trong khi thủ tục đăng ký kết hôn tại Trung Quốc được các bạn đánh giá tương đối đơn giản khi mà giấy tờ cần chuẩn bị không nhiều, lại có thể nhận kết quả thủ tục đăng ký kết hôn ngay trong ngày thì thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam lại được mọi người nhận xét là phức tạp, nhiều vướng mắc, khó khăn khi thực hiện.

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc để hiểu rõ vì sao đa số mọi người lại nhận xét như vậy.

1. Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc

Để hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc;
  • Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại từng cơ quan;
  • Làm gì để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất.

1.1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc

Khi đăng ký kết hôn với người Trung, cặp đôi sẽ cần lựa chọn đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền phù hợp. Bởi lẽ, khi lựa chọn đúng cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn phù hợp thì cặp đôi sẽ thực hiện đăng ký kết hôn thuận lợi. Ngược lại, nếu lựa chọn đăng ký kết hôn tại cơ quan không phù hợp thì cặp đôi sẽ gặp vướng mắc, dẫn tới mất thời gian, công sức mà không đạt được kết quả như mong muốn.

Theo quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, cặp đôi người Việt và người Trung có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại:

  • UBND cấp huyện, nơi người Việt thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống trong nước;
  • Sở Dân chính cấp thành phố, nơi người Trung cư trú tại Trung Quốc;
  • Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Trung Quốc.

Thông thường, nếu người Việt và người Trung cùng cư trú tại Việt Nam hoặc lựa chọn định cư tại Việt Nam sau khi kết hôn thì nên lựa chọn kết hôn tại UBND cấp huyện. Trường hợp mỗi người cư trú tại một quốc gia và các trường hợp còn lại khác thì nên kết hôn tại Sở Dân chính tại Trung Quốc. Bởi lẽ, thủ tục đăng ký kết hôn tại Sở Dân chính của Trung Quốc rất đơn giản và có thể nhận được kết quả ngay trong ngày nộp hồ sơ.

Cơ quan đại diện của Việt Nam không phải là cơ quan mà các bạn thường lựa chọn.

Trong nội dung bài viết này, chúng ta chỉ tìm hiểu thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại UBND cấp huyện của Việt Nam và tại Sở Dân chính của Trung Quốc.

Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc | Ảnh minh họa
Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc | Ảnh minh họa

1.2. Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại UBND cấp huyện của Việt Nam

Để hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại cơ quan này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc;
  • Thực tiễn thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc.

1.2.1. Quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc

Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc nói riêng và người nước ngoài nói chung được quy định tại Điều 10, Điều 38, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành, được hướng dẫn bởi Điều 2, Điều 30, 31 và 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Chi tiết như sau:


Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch

3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”

Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định nàythì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.

Điều 32. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch.

Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.

3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.”


1.2.2. Thực tiễn thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc

Để có thể đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì cặp đôi cần thực hiện theo quy trình sau:

  • Chuẩn bị giấy tờ cần thiết;
  • Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc, gồm:
Bài viết khác:  Xin cấp lại visa kết hôn với người Trung Quốc do dịch bệnh Covid

– Có mặt tại cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn;

– Tới nhận kết quả đăng ký kết hôn theo lịch hẹn.

a) Chuẩn bị giấy tờ cần thiết

Kinh nghiệm cho thấy, một bộ hồ sơ đăng ký kết hôn với người Trung Quốc hoàn chỉnh sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy tờ tùy thân của nam, nữ

Với người Việt thì đây là căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng. Còn đối với người Trung Quốc thì là hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp còn hạn sử dụng.

  • Giấy tờ chứng minh hiện tại nam, nữ đang độc thân

Với người Việt thì đó là giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có nội dung đang độc thân do UBND cấp xã nơi người Việt thường trú cấp. Còn đối với người Trung thì giấy tờ này có thể có tên gọi khác nhau như: Tuyên thệ độc thân, giấy xác nhận độc thân…

Lưu ý, nếu đã từng kết hôn thì nam, nữ cần cung cấp thêm giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân đó đã chấm dứt thông qua bản án/quyết định của Tòa án hoặc giấy chứng tử.

  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú

Với người Việt thì đây là sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú do cơ quan cống an cấp. Với người Trung thì đó có thể sổ hộ khẩu.

  • Giấy khám sức khỏe kết hôn

Các bạn nên khám tại trung tâm/bệnh viện có chức năng khám về sức khỏe kết hôn và trong kết luận nên thể hiện rõ đủ sức khỏe kết hôn, để tránh bị bắt bẻ khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.

  • Lưu ý:
– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật và phải được dịch thuật sang tiếng Việt có công chứng/chứng thực chữ ký;

– Ngoài các giấy tờ nêu trên thì do đặc thù của từng địa phương hoặc thậm chí trình độ chuyên môn của từng cán bộ tiếp nhận mà cặp đôi có thể còn được yêu cầu cung cấp thêm một số giấy tờ khác;

Bài viết khác:  Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc

– Nếu người Việt đang là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người làm việc trong lực lượng vũ trang thì cần bổ sung văn bản của đơn vị đang công tác cho phép kết hôn với người Trung Quốc.

Giấy tờ độc thân của người Trung | Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc
Giấy tờ độc thân của người Trung | Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc

b) Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc
  • Có mặt để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn

Theo quy trình đăng ký kết hôn với người nước ngoài, khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, cặp đôi sẽ tới UBND cấp huyện nơi người Việt đang cư trú để nộp hồ sơ.

Tại cơ quan này, cặp đôi tìm tới Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính thuộc UBND huyện và tới cửa lĩnh vực tư pháp – hộ tịch để nộp hồ sơ.

Theo quy trình, công chức sẽ kiểm tra hồ sơ mà nam, nữ nộp. Nếu phát hiện thiếu sót thì thông báo để công dân được biết và hoàn thiện lại. Trường hợp không có gì thiếu sót thì tiếp nhận hồ sơ, viết phiếu biên nhận hẹn trả kết quả và giao cho công dân.

Với nền hành chính công còn nhiều bất cập thì đôi lúc và đôi chỗ các bạn vẫn sẽ gặp phải tình trạng công chức tư pháp gây nhũng nhiễu, khó khăn.

  • Có mặt nhận kết quả thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc

Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc là 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Thông thường, các địa phương chỉ trả kết quả vào ngày cuối cùng của thời hạn, tức sau đúng 15 ngày làm việc.

Bài viết khác:  Thay đổi trong thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc

Những năm gần đây, công dân Trung Quốc đều được cấp hộ chiếu có đường lưỡi bò mà phía Việt Nam không công nhận nên việc đăng ký kết hôn với người Trung Quốc cũng hay gặp phải những vướng mắc. Có thể các bạn gặp phải tình trạng, cán bộ tìm cách từ chối tiếp nhận và giải quyết.

Tới lịch hẹn, nam nữ có mặt để ký và nhận Giấy chứng nhận kết hôn. Trước khi ký và nhận, nam nữ sẽ cần phải thanh toán lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Mức thu lệ phí dao động khoảng 1.000.000 tới 1.500.000 Việt Nam đồng, tùy từng địa phương quy định.

Tới đây, cặp đôi đã hoàn tất việc thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc.

1.3. Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại Sở Dân chính tại Trung Quốc

Để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại cơ quan này, cặp đôi sẽ thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Người Việt tới UBND cấp xã nơi thường trú xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Lưu ý: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là độc thân, có mục đích để đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc tại Trung Quốc.

  • Bước 2: Dịch thuật Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nêu trên sang tiếng Trung có công chứng/chứng thực bản dịch

Lưu ý, bản dịch phải được đóng dấu của Phòng Tư pháp hoặc Phòng công chứng nhà nước. Sứ quán Trung Quốc không chấp nhận con dấu của Văn phòng công chứng.

  • Bước 3: Chứng nhận lãnh sự bản dịch Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
  • Bước 4: Người Việt và người Trung trình diện tại Trung tâm visa Trung Quốc để nộp hồ sơ xin hợp pháp hóa lãnh sự bản dịch Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Bước 5: Nhận kết quả thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Bước 6: Nộp hồ sơ xin visa kết hôn S2 Trung Quốc tại Trung tâm visa và nhận kết quả;
  • Bước 7: Nhập cảnh vào Trung Quốc và cùng người Trung tới Sở Dân chính để đăng ký kết hôn.

Trên đây là toàn bộ quy trình của thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại Sở Dân chính tại Trung Quốc.

Chi tiết từng bước nêu trên, mời các bạn xem thêm: Visa S2 kết hôn với người Trung Quốc.

Visa kết hôn S2 | Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc
Visa kết hôn S2 | Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc

2. Làm gì để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc.

Theo kinh nghiệm của một số bạn chia sẻ thì trước đây thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, gần đây việc đăng ký kết hôn tại Trung Quốc cũng gặp một số khó khăn, khi mà cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc sẽ yêu cầu người Việt phải tới Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán/Lãnh sự quán của Việt Nam tại Trung Quốc để xin thêm giấy đủ điều kiện kết hôn. Và để có được giấy tờ đó là điều không đơn giản.

Do đó, nhiều cặp đôi quyết định chuyển sang đăng ký kết hôn tại Việt Nam thay vì Trung Quốc.

Thế nhưng, thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại Việt Nam cũng gặp đôi chút khó khăn do hộ chiếu Trung Quốc có đường lưỡi bò không được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

Làm gì để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất?

Để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất, các bạn cần làm những việc sau:

  • Tìm hiểu kỹ và lựa chọn đúng cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc phù hợp;
  • Chuẩn bị đúng, đủ giấy tờ cần thiết và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc đúng quy trình;
  • Sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín, nếu không am hiểu và không muốn đi lại nhiều lần.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc.

Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người Trung Quốc

Thủ tục kết hôn với người Trung Quốc tại Trung Quốc