Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất

22
8683

Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất được pháp luật quy định như thế nào?

Kết hôn với người Nhật Bản rồi thông qua sự bảo lãnh của họ để có thể đinh cư, sinh sống lâu dài tại Nhật Bản là mong muốn của rất nhiều bạn. Trước khi có thể có visa để sang Nhật Bản định cư thì một nội dung cực kỳ quan trọng bạn cần quan tâm đó là thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất.

Ở rất nhiều bài viết trước đây, chúng tôi đã chỉ ra rằng, kết hôn với người Nhật Bản cặp đôi có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản.

So với kết hôn tại Nhật Bản thì thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam sẽ có sự phức tạp nhất định. Cặp đôi nam nữ sẽ phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ, đi lại nhiều lần và thời gian giải quyết việc đăng ký kết hôn thường kéo dài.

Vậy thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất được pháp luật quy định như thế nào?

1. Tư vấn thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất

Để hiểu rõ hơn về thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật Bản mới nhất;
  • Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất tại từng cơ quan;
  • Ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
  • Làm gì để thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất đạt kết quả tốt nhất.

1.1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật Bản mới nhất

Khi kết hôn với người Nhật thì cặp đôi có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại một trong những cơ quan sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam;
  • Cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản tại Nhật Bản.

Thông thường, kết hôn tại Nhật Bản dành cho những bạn đang sinh sống, lao động hoặc học tập tại Nhật Bản hoặc mỗi người cư trú tại một quốc gia nhưng mối quan hệ yêu đương rõ ràng.

Kết hôn tại Việt Nam sẽ dành cho trường hợp cả hai đang cùng cư trú tại Việt Nam hoặc mỗi người cư trú tại mỗi quốc gia khác nhau nhưng mối quan hệ yêu đương chưa rõ ràng như chưa từng sang thăm nhau.

Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất tại từng cơ quan.

Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất
Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất

1.2. Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất

1.2.1 Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất, thực hiện tại Việt Nam

a) Quy định của pháp luật về thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất

So với năm trước thì thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam không có sự khác biệt nào đáng kể. Điều khác biệt chủ yếu đến từ cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn chưa đạt được nhiều kết quả như mong muốn. Ngoài ra, cặp đôi có thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn thông qua cổng dịch vụ công.

Để đăng ký kết hôn tại Việt Nam, các bạn vẫn cần chuẩn bị giấy tờ và thực hiện theo quy trình đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 10, Điều 38, Luật Hộ tịch 2014, Điều 30, 31 và 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Chi tiết như sau:


Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”

Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định nàythì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.

Điều 32. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch.

Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.

3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.”


b) Kinh nghiệm thực tiễn thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất

Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài nói chung và người Nhật Bản nói riêng sẽ thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về hộ tịch. Tuy nhiên, cũng phải nói luôn rằng nếu chỉ đọc mà thực hiện thì giấy tờ là không đủ. Bởi lẽ, để có được giấy tờ như trong luật quy định thì các bạn phải có những giấy tờ khác liên quan.

Bài viết khác:  Kết hôn với người Nhật Bản ở đâu?

Kinh nghiệm hơn chục năm tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người Nhật Bản cho thấy, để có thể đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam đạt kết quả tốt nhất thì cặp đôi cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:

  • Giấy tờ của người Nhật Bản

– Tờ khai đăng ký kết hôn với người Việt Nam;

– Hộ chiếu;

– Thị thực hoặc giấy tờ cho phép người Nhật cư trú hợp pháp tại Việt Nam;

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân kèm theo các giấy tờ khác đối với trường hợp kết hôn lần thứ hai hoặc thứ 3… (giấy tờ ly hôn hoặc giấy tờ chứng minh vợ trước đã mất)

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú tại Nhật Bản;

– Giấy khám sức khỏe chứng minh có đầy đủ năng lực hành vi nhận thức khi đăng ký kết hôn.

Lưu ý:

Những giấy tờ của người Nhật không đương nhiên có giá trị sử dụng tại Việt Nam mà cần phải được cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản chứng nhận lãnh sự và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự.

Chi tiết về thủ tục này, mời bạn xem thêm tại đây.

Ngoài ra, giấy tờ của người Nhật phải đảm bảo đúng với biểu mẫu mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công bố. Đây cũng là sai sót thường gặp phải của cặp đôi khi chuẩn bị giấy tờ nhưng không đúng với mẫu mà pháp luật quy định.

Bài viết khác:  Đăng ký kết hôn với người Nhật tại Nhật Bản

Trong thực tiễn, trong quá trình tư vấn và hỗ trợ khách hàng, Anzlaw sẽ cung cấp biểu mẫu này cho người Nhật chuẩn bị và kiểm tra lại xem giấy tờ đã chính xác chưa trước khi họ sang Việt Nam.

  • Giấy tờ của công dân Việt Nam

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, kèm theo các giấy tờ khác nếu đăng ký kết hôn lần thứ hai, thứ ba… (giấy tờ ly hôn hoặc giấy tờ chứng minh chồng trước đã mất);

– CMND và sổ hộ khẩu;

– Giấy khám sức khỏe tâm thần;

– Văn bản của đơn vị đang công tác cho phép kết hôn với người nước ngoài, nếu đang là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người làm việc trong lực lượng vũ trang;

– Tờ khai đăng ký kết hôn với người Nhật theo mẫu mới nhất.

Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất
Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất

  • Trình tự thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất tại Việt Nam

Giống như hầu hết các thủ tục hành chính khác, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, cặp đôi có mặt tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn để đăng ký kết hôn.

Vậy cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là cơ quan nào?

Đó là UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú. Từ cư trú ở đây được hiểu đó có thể là UBND cấp huyện nơi người Việt thường trú hoặc tạm trú. Nếu là tạm trú thì bạn cung cấp Sổ tạm trú do công an địa phương cấp.

Khi tiếp nhận hồ sơ từ cặp đôi, chuyên viên sẽ phải kiểm tra tính chính xác trong giấy tờ của cặp đôi và thông báo cho cặp đôi hoàn thiện lại nếu có sai sót hoặc viết phiếu hẹn trả kết quả.

Bài viết khác:  Đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam là 15 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Khi đã tới lịch hẹn, cả hai có mặt để nhận kết quả là Giấy chứng nhận kết hôn và đừng quên kiểm tra kỹ thông tin trong giấy tờ này.

Đây là bước sẽ quyết định tới kết quả đăng ký kết hôn của cặp đôi. Và như đã nói ở phần đầu bài viết, thủ tục hành chính công của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù đã được cải cách rất nhiều để người dân dễ tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính. Tuy nhiên, tình trạng cán bộ, công chức nhũng nhiễu, đặt ra nhưng quy định riêng không phải hiếm gặp.

Chính vì vậy, không ít trường hợp cặp đôi bị soi mói giấy tờ, bị yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ mà pháp luật không quy định. Vì vậy, nếu hồ sơ của các bạn không chính xác hoặc có sai sót dù là nhỏ nhất thì vẫn có thể bị từ chối tiếp nhận hồ sơ.

1.2.2. Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất, thực hiện tại Nhật Bản

Để thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất tại Nhật Bản, các bạn sẽ thực hiện những công việc sau:

  • Chuẩn bị giấy tờ cần thiết;
  • Người Nhật thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản
a) Giấy tờ cần chuẩn bị
  • Người Việt Nam cần có

– Hộ chiếu của người Việt Nam;

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người Việt Nam;

– Giấy xác nhận cư trú;

– Giấy khai sinh.

  • Người Nhật Bản cần có

– Chứng minh thư Nhật Bản;

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu.

b) Quy trình thực hiện

Sau khi đã có đủ giấy tờ hợp lệ, người Nhật sẽ tới cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản để đăng ký kết hôn.

Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất tại Nhật Bản rất đơn giản. Do đó, ở bước này người Nhật gần như không gặp khó khăn gì.

1.3. Ghi chú kết hôn với người Nhật Bản

Sau khi hoàn tất đăng ký kết hôn tại một trong hai cơ quan đã nêu, các bạn cần ghi chú kết hôn tại cơ quan còn lại.

Ví dụ: Kết hôn tại Nhật Bản thì người Việt ghi chú kết hôn tại UBND cấp huyện, nơi cư trú. Kết hôn tại Việt Nam thì người Nhật sẽ thực hiện thủ tục này.

Chi tiết về ghi chú kết hôn với người Nhật Bản, mời bạn xem thêm: Ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.

Tờ khai ghi chú kết hôn | Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất
Tờ khai ghi chú kết hôn | Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất

2. Làm gì để thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất đạt kết quả tốt nhất

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một trong những nội dung quan trọng của kết hôn với người Nhật Bản. Đó là, thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất.

Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất không có sự khác biệt nhiều so với năm ngoái. Và chắc rằng, khi Luật Hộ tịch 2014 chưa bị thay thế bằng một luật khác thì thủ tục này sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới. Hi vọng rằng, với những cải cách thủ tục hành chính trong thời gian gần đây thì thủ tục này sẽ trở lên đơn giản hơn.

Làm gì để thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất đạt kết quả tốt nhất?

Để thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất đạt kết quả tốt nhất, các bạn cần làm tốt những việc sau:

– Lựa chọn đúng cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật, phù hợp với hoàn cảnh;

– Chuẩn bị đúng, đủ giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn;

– Đăng ký kết hôn theo đúng quy trình.

– Trường hợp không tự tin có thể tự thực hiện thủ tục này, các bạn có thể tìm tới đơn vị uy tín để được hỗ trợ.

Mọi vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ chúng tôi. Tin rằng, với bề đầy kinh nghiệm, chúng tôi có thể hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật Bản mới nhất đạt kết quả tốt nhất.

Xem thêm: Bất hợp pháp kết hôn với người Nhật Bản

Du học sinh kết hôn với người Nhật Bản

Video hướng dẫn kết hôn: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất

22 BÌNH LUẬN

    • Chào bạn Mong Nghi,
      Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới ANZLAW. Câu hỏi của bạn được giải đáp như sau:
      Nếu bạn sử dụng visa du lịch để đăng ký kết hôn tại Nhật Bản thì sau khi hết hạn lưu trú tại Nhật, bạn vui lòng quay lại Việt Nam để xin visa lưu trú dài hạn dành cho vợ/chồng người Nhật BẢn tại Sứ quán Nhật Bản ở Việt Nam nhé. Chúc bạn sớm hoàn thành thủ tục định cư.

    • Chào bạn Kim Loan,
      Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới ANZLAW. Câu hỏi của bạn được giải đáp như sau:
      Đối với trường hợp đang chuyển giai đoạn và chờ chấp nhận visa năm tiếp theo thì rất khó để đăng ký kết hôn tại Nhật Bản. Bạn có thể làm trước thủ tục kết hôn tại Nhật, nếu không được phép kết hôn thì bạn vui lòng trở lại Việt Nam, làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam nhé.

  1. Chào ANZLAW,
    Mình đang là thực tập sinh tại Nhật Bản, muốn kết hôn với người Nhật nhưng công ty và nghiệp đoàn không chấp nhận nên muốn trở về Việt Nam để đăng ký. Cho mình hỏi nếu đăng ký ở Việt Nam thì thời gian chờ đợi để nhận visa là bao lâu ? Đối với trường hợp của em thì tỉ lệ đậu visa cao không ạ ? Nhờ luật sư tư vấn giúp em.

    • Chào bạn Anh Đào,
      Cảm ơn bạn gửi yêu cầu tư vấn tới ANZLAW, vướng mắc trên của bạn được giải đáp như sau:
      Đối với trường hợp đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện, chồng bạn sẽ mang giấy tờ đó cùng các giấy tờ nhân thân của bạn trở về Nhật Bản để ghi chú kết hôn và xin giấy tờ lưu trú tại Nhật Bản cho bạn. Hoàn thành giấy tờ lưu trú và giấy tờ bảo lãnh bạn, thì việc xin cấp visa cho bạn định cư Nhật có tỉ lệ đậu 100%, thời gian chờ đợi kết quả visa là 5 đến 8 ngày kể từ khi nộp đầy đủ giấy tờ nhé.

  2. Chào Anzlaw mình đang là tts . Mình đã kết hôn một lần ở VN và đã ly hôn nhưng khi sang nhật hồ sơ của mình vẫn ở hộ khẩu nhà chồng . Giờ mình muốn đkkh với người nhật mà không biết phải làm như thế nào . Mong bạn tư vấn giúp mình thủ tục làm sao để đkkh ? Mình cảm ơn bạn

    • Chào bạn!
      Cảm ơn bạn đã lựa chon Anzlaw để giải đáp thắc măc giúp bạn
      Câu hỏi của bạn Anzlaw xin trả lời như sau
      Sổ hộ khẩu có ý nghĩa trong việc xác định nơi cư trú của bạn
      Việc bạn vẫn có hộ khẩu tại nhà chồng cũ của bạn thì chỉ có giá trị xác minh bạn đang có nơi cư trú xác định tại địa chỉ ghi trong sổ hộ khẩu thôi, còn để kết hôn với người Nhật thì giấy tờ quan trọng nhất vẫn là chứng minh bạn đang trong tình trạng độc thân là được bạn nhé
      Bạn có thể tới ĐSQ hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản để xin các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục kết hôn với bạn trai người Nhật tại Nhật bạn nhé
      Trân trọng cảm ơn bạn!

  3. Anzlaw cho em hỏi , em là du học sinh , đã tốt nghiệp trường tiếng và Senmon , đang đi làm 契約社員 theo đúng ngành em tốt nghiệp vào t4/2019 nhg em làm thủ tục dkkh với vợ em (ng Nhật , 21t vẫn là sinh viên ĐH ) , vào khoảng 25/3/2019 em và vợ đã lên cục XNC nộp hồ sơ để chuyển visa kết hôn ng Nhật , đến nay em vẫn chưa thấy cục XNC gửi thông báo có kết quả visa hay chưa . Em có nên gọi lên cục để xin check hay hỏi han tình hình ko ạ , hay cứ đợi ntn ạ , visa em trc khi kết hôn còn 3 tháng , nay còn có 1 tháng mà chưa thấy kết quả ạ

    • Anzlaw xin chào bạn!
      Trước hết, Anzlaw xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Anzlaw làm đơn vị giải đáp vấn đề mà bạn đang quan tâm!
      Câu hỏi của bạn, Anzlaw xin trả lời như sau:
      – Thông thường khi xin visa theo diện vợ/chồng, thời gian giải quyết khoảng 1 tháng. Trường hợp của bạn đã 02 tháng trôi qua mà bạn chưa nhận được visa thì bạn và vợ bạn nên tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh của Nhật Bản – nơi bạn nộp hồ sơ xin visa để biết thêm thông tin bạn nhé. Trường hợp, bạn không đỗ visa thì bạn đề nghị họ trả lời rõ bằng văn bản để bạn có cơ sở khiếu nại.
      – Sau cùng, Anzlaw xin cảm ơn bạn một lần nữa và mong bạn sớm nhận được visa
      Trân trọng cảm ơn!

  4. Anzlaw cho em hỏi , em là du học sinh đã tốt nghiệp senmon và đi làm theo diện 契約社員 vào t4/2019
    nhg em đã dkkh với ng Nhật vào t3/2019 và nộp hồ sơ cho CXNC vào 25/3/2019 đến nay đã 2 tháng rồi mà em chưa thấy thông báo kết quả visa ạ , visa em còn hạn đến 29/6/2019 (còn khoảng 1 tháng) , em và vợ em rất lo lắng về vđề này vì đợi lâu quá rồi ạ , theo a thì tỉ lệ đỗ visa của em là bnh % ạ , ( vợ em là sihn viên năm 4 ạ)

    • Anzlaw xin chào bạn!
      Trước hết, Anzlaw xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Anzlaw làm đơn vị giải đáp vấn đề mà bạn đang quan tâm!
      Câu hỏi của bạn, Anzlaw xin trả lời như sau:
      – Thông thường khi xin visa theo diện vợ/chồng, thời gian giải quyết khoảng 1 tháng. Trường hợp của bạn đã 02 tháng trôi qua mà bạn chưa nhận được visa thì bạn và vợ bạn nên tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh của Nhật Bản – nơi bạn nộp hồ sơ xin visa để biết thêm thông tin bạn nhé. Trường hợp, bạn không đỗ visa thì bạn đề nghị họ trả lời rõ bằng văn bản để bạn có cơ sở khiếu nại.
      – Sau cùng, Anzlaw xin cảm ơn bạn một lần nữa và mong bạn sớm nhận được visa
      Trân trọng cảm ơn!

  5. Chào anzlaw e Là tu nghiệp sinh kết thúc 3 năm đã về Việt nam hiện tại Bạn trai e là người nhật e muốn làm thủ tục đăng ký kết hôn nhung bạn trai e không ở Việt nam bạn ấy đang ỏ nhật theo ad e nên làm đkkh ở Việt nha hay ở nhật thì dễ hơn ạ mong đc ad giải đáp giúp ạ

    • Anzlaw xin chào bạn!
      Trước hết, Anzlaw xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Anzlaw làm đơn vị giải đáp vấn đề pháp lý mà bạn đang quan tâm.
      Đề nghị tư vấn của bạn, Anzlaw xin trả lời như sau:
      Kết hôn tại Nhật chỉ phù hợp đối với công dân Việt Nam đang sinh sống tại Nhật và có thời hạn visa ít nhất 06 tháng trở lên.
      Những trường hợp còn lại, các bạn nên kết hôn tại Việt Nam, sau đó người Nhật bảo lãnh định cư cho công dân Việt.
      Cảm ơn bạn đã ghé thăm và kính chúc bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!
      Trân trọng cảm ơn!

    • Anzlaw xin chào bạn!
      Trước hết, Anzlaw xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Anzlaw làm đơn vị giải đáp vấn đề pháp lý mà bạn đang quan tâm.
      Đề nghị tư vấn của bạn, Anzlaw xin trả lời như sau:
      Để kết hôn với người Nhật tại Nhật thì bạn tới cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Nhật để được hỗ trợ bạn nhé.
      Cảm ơn bạn đã ghé thăm và kính chúc bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!
      Trân trọng cảm ơn!