Thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

0
1933

Thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?

Thủ tục kết hôn với người Nhật là một trong những thủ tục hành chính về hộ tịch nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhiều bạn. Đó là lý do từ khóa thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam luôn là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên các website tìm kiếm thông tin.

Tuy nhiên, thông tin trên mạng là thông tin không chính thức, cũng có thể có những thông tin không chính xác. Do đó, đòi hỏi các bạn phải biết cần chắt lọc thông tin. Tuy nhiên, đa số các bạn đều lần đầu kết hôn với người Nhật nên không có kinh nghiệm và thường không am hiểu nên yêu cầu các bạn chắt lọc thông tin là điều không dễ dàng.

Chính vì vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ thông tin về quy định của pháp luật về kinh nghiệm thực tiễn hỗ trợ thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam.

1. Thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

Để hiểu rõ hơn về thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung chính sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam;
  • Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam dưới góc độ quy định của pháp luật và thực tiễn chuẩn bị hồ sơ;
  • Quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam;
  • Một số vấn đề cần lưu ý về thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam;
  • Ghi chú kết hôn tại Nhật Bản;
  • Làm gì để đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam đạt kết quả tốt nhất.

1.1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

Khoản 1, Điều 37, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành quy định về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam như sau:


“Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

…”


Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam là UBND cấp huyện, nơi người Việt hoặc người Nhật đang cư trú.

Các bạn lưu ý, các bạn có thể đăng ký kết hôn tại nơi đang thường trú hoặc tại nơi tạm trú hoặc tại nơi đang sinh sống.

1.2. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

a) Quy định của pháp luật

Điều 10, Khoản 1, Điều 38, Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn bởi Điều 30, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài, trong đó có người Nhật Bản tại Việt Nam như sau:


Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”


Tờ khai đăng ký kết hôn | Thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam
Tờ khai đăng ký kết hôn | Thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

b) Thực tiễn chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

  • Công dân Việt Nam cần có

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là độc thân và dùng để kết hôn với người Nhật tại Việt Nam;

Bài viết khác:  3 cách kết hôn với người Nhật Bản

– Giấy tờ chứng minh nơi mình đang cư trú, để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn;

– Giấy tờ tùy thân;

– Giấy khám sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền kết luận về sức khỏe kết hôn;

– Văn bản của cơ quan đang công tác cho phép kết hôn với người nước ngoài, nếu đang là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người làm việc trong lực lượng vũ trang;

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu mới nhất.

  • Công dân Nhật Bản cần có

– Hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp, còn hạn sử dụng;

– Visa hoặc giấy tờ cho phép cư trú hợp pháp tại Việt Nam;

– Giấy khám sức khỏe kết hôn;

– Giấy tờ xác nhận đang độc thân.

  • Lưu ý về giấy tờ cần chuẩn bị

Mỗi cặp đôi sẽ có hoàn cảnh khác nhau, do đó giấy tờ cần chuẩn bị chắc chắn có nhiều sự khác biệt. Thậm chí, mỗi địa phương lại có những yêu cầu riêng về giấy tờ. Do đó, nếu không có kinh nghiệm thì rất khó hai bên nam, nữ có thể chuẩn bị hồ sơ mà không gặp sai sót.

  • Cùng một giấy tờ của người Nhật Bản nhưng lại có nhiều mẫu khác nhau

Tất nhiên, chỉ mẫu nào đúng biểu mẫu mà pháp luật quy định thì mới sử dụng để đăng ký kết hôn tại Việt Nam được.

  • Tính hợp pháp giấy tờ của người Nhật Bản
Bài viết khác:  Giấy tờ kết hôn với người Nhật Bản mới nhất 2020

Giấy tờ của người Nhật Bản phải chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự trước khi sử dụng để đăng ký kết hôn.

Chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục cực kỳ phức tạp. Ngoài việc phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ, thực hiện nhiều khâu quy trình thì bạn sẽ phải có mặt từ 2 hoặc 3h sang để xếp hàng mà có khi chưa chắc nộp được hồ sơ.

Bạn vui lòng tìm hiểu thêm về thủ tục này tại đây.

  • Giấy khám sức khỏe kết hôn

Không phải cứ khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào cũng được chấp nhận để đăng ký kết hôn. Khám ở đâu và khám nội dung gì, kết luận ra sao là việc không đơn giản.

1.3. Quy trình thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

Quy trình này dưới góc độ pháp luật tương đối phức tạp và khó hiểu. Bởi lẽ, pháp luật sẽ quy định quy trình đăng ký kết hôn dành cho cặp đôi nam, nữ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn.

Dưới góc độ người đăng ký kết hôn, các bạn chỉ cần quan tâm tới quy trình này như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết nói trên, cặp đôi sẽ có mặt tại UBND cấp huyện nơi người Việt đang cư trú để đăng ký kết hôn. Nếu một trong hai bên không có mặt thì bên còn lại có thể nộp hồ sơ mà không cần bên còn lại, cũng không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

Theo quy trình thực hiện thì cặp đôi sẽ xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp hồ sơ cho công chức tư pháp-hộ tịch. Chuyên viên này sẽ kiểm tra giấy tờ của cặp đôi và viết phiếu hẹn trả kết quả nếu mọi giấy tờ đã đúng, đủ hoặc trả hồ sơ để cặp đôi hoàn thiện lại nếu có sai sót.

  • Bước 2: Có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn

Tới ngày trả kết quả ghi trong phiếu hẹn, cặp đôi có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn.

Trước khi ký nhận Giấy chứng nhận kết hôn, cặp đôi sẽ phải nộp lệ phí đăng ký kết hôn theo quy định. Mức thu lệ phí các địa phương là khác nhau, dao động từ 500.000 tới 2.000.000 VNĐ.

1.4. Lưu ý về thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

Khi đăng ký kết hôn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau.

  • Thứ nhất, giấy tờ cần chuẩn bị tương đối phức tạp.

Việc xin giấy tờ để kết hôn với người Nhật là quá trình tương đối dài. Các bạn cần phải đi nhiều cơ quan, thực hiện nhiều quy trình mới có được giấy tờ để kết hôn. Thậm chí, ngay cả khi có được giấy tờ rồi thì tính chính xác của giấy tờ cũng là vấn đề các bạn cần lưu ý. Nếu không phải là người am hiểu pháp luật thì tốt nhất bạn nên thuê những đơn vị có uy tín để hỗ trợ.

  • Thứ hai, trong quá trình nộp hồ sơ kết hôn, các bạn có thể gặp những trở ngại từ chính cơ quan đăng kí kết hôn.

Việc các bạn bị cán bộ, công chức đăng kí hộ tịch gây khó dễ để cản trở việc kết hôn là điều không hề hiếm thấy. Ngoài trình độ chuyên môn yếu kém thì thái độ hách dịch, cửa quyền, thậm chí đặt ra quy định riêng để gây khó khăn cho công dân là những trở ngại mà các bạn cần vượt qua khi kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

  • Thứ ba, ngay khi đã nhận được Giấy chứng nhận kết hôn các bạn cần kiểm tra kĩ thông tin ghi trong Giấy.
Bài viết khác:  Bất hợp pháp kết hôn với người Nhật Bản

Thông tin bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu… Trường hợp phát hiện có sai sót, bạn đề nghị cơ quan đăng kí kết hôn đính chính lại thông tin.

1.5. Ghi chú kết hôn tại Nhật Bản

Một lưu ý hết sức quan trọng đó là các bạn cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn sau khi đã hoàn tất việc kết hôn tại Việt Nam.

Việc làm này nhằm để pháp luật Nhật Bản biết và công nhận quan hệ hôn nhân của hai bạn là hợp pháp. Ngoài ra, việc này còn giúp bạn được hưởng những ưu đãi mà pháp luật Nhật Bản dành cho công dân Việt Nam là vợ/chồng người Nhật. Ví dụ như bảo lãnh định cư, miễn giấy phép lao động, hưởng chính sách về y tế, giáo dục.

Theo đó, sau khi đã nhận được Giấy chứng nhận kết hôn thì người Nhật cần chuẩn bị hoàn chỉnh một bộ hồ sơ rồi tới cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản và thông báo với cơ quan này về việc hai bạn đã kết hôn tại Việt Nam.

Tại cơ quan đó, người Nhật sẽ hoàn thiện tờ khai theo mẫu rồi nộp cùng với tất cả giấy tờ đã chuẩn bị. Chuyên viên của cơ quan này sẽ kiểm tra giấy tờ và căn cứ vào thông tin trong giấy tờ sẽ cấp giấy tờ công nhận quan hệ hôn nhân giữa bạn và người Nhật là hợp pháp tại Nhật Bản.

Tới đây việc kết hôn của hai bạn mới hoàn toàn được cả Việt Nam và Nhật Bản công nhận là hợp pháp.

Thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam
Thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

2. Làm gì để thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam đạt kết quả tốt nhất

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và giải đáp thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam.

Thủ tục kết hôn với người Nhật là thủ tục tương đối phức tạp. Việc hoàn tất thủ tục này không hề dễ dàng, đòi hỏi người thực hiện phải có hiểu biết nhất định về pháp luật và am hiểu những thủ tục có liên quan.

Trong thực tiễn hơn chục năm hỗ trợ khách hàng kết hôn với người Nhật, chúng tôi cũng khá thường xuyên nhận được đề nghị hỗ trợ từ những cặp đôi tự thực hiện mà không nhận được kết quả như mong muốn.

Để thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam đạt kết quả tốt nhất, các bạn cần làm tốt những công việc sau:

  • Chuẩn bị đúng, đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện đúng quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam;
  • Tìm hiểu thêm về khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị;
  • Sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín, nếu không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại.

Cảm ơn đã ghé thăm Anzlaw và kính chúc bạn luôn luôn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam.

Xem thêm: Kinh nghiệm kết hôn với người Nhật Bản

Nhập quốc tịch Nhật sau khi kết hôn

Video hướng dẫn thủ tục kết hôn với người nước ngoài: https://www.youtube.com/watch?v=6weh1IkbalY&t=1s