Tiền trong ví có được tính là số tiền đánh bạc không?

0
3

Tiền trong ví có được tính là số tiền đánh bạc không là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm và tìm hiểu.

Theo quy định của pháp luật, người tham gia đánh bạc và số tiền đánh bạc từ 5.000.000 VNĐ trở lên có thể bị khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Nếu số tiền đánh bạc dưới 5.000.000 VNĐ thì người tham gia đánh bạc chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Chính vì vậy, rất nhiều người muốn biết tiền trong ví có được tính là số tiền đánh bạc không?

1. Câu hỏi cần tư vấn

Xin chào công ty!

Tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Vừa qua công an có bắt được tôi và 3 người nữa đang đánh bạc. Số tiền trên chiếu bạc chỉ có 2 triệu. Nhưng khi họ kiểm tra ví của tôi và 3 người nữa thì tổng số tiền là khoảng 5.800.000 VNĐ.

Họ nói số tiền trong ví cũng được tính là tiền đánh bạc.

Vậy xin cho tôi hỏi họ nói như vậy có đúng không?

2. Nội dung tư vấn

Bạn thân mến!

Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu các nội dung sau:

– Tịch tu tiền trong người con bạc là gì?;

– Tiền trong ví có được tính là tiền đánh bạc không?;

– Có bị tịch thu tiền trong ví không?

2.1. Tịch tu tiền trong người con bạc là gì?

Tịch thu là một trong những biện pháp xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật hành chính, pháp luật hình sự.

Người bị áp dụng biện pháp tịch thu tiền, vật, tài sản khác sẽ bị mất quyền sở hữu đối với tài sản đó. Quyền sở hữu lúc này sẽ thuộc về Nhà nước. Chỉ những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mới được quyền áp dụng biện pháp tịch thu tiền, tài sản, vật theo luật định.

Số tiền trong người con bạc được quyền tịch thu, tạm giữ, thu giữ nếu có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc quy định tại Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP

2.2. Tiền trong ví có được tính là tiền đánh bạc không?

Cơ sở pháp lý: Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Theo đó, nếu tiền không thu được thực tiếp từ chiếu bạc thì phải có căn cứ xác định rằng số tiền đó được dùng để đánh bạc thì mới được xác định là tiền đánh bạc để thu giữ hoặc xử lý bằng hình thức tịch thu.

Cụ thể như sau:

  1. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

Từ quy định trên, suy ra, tiền trong ví của con bạc có thể là tiền đánh bạc nếu có căn cứ xác định đã được dùng để đánh bạc/hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.

Kết luận: Tiền trong ví được coi là tiền đánh bạc nếu thỏa mãn điều kiện là tiền đã hoặc sẽ sử dụng để đánh bạc và đây là số tiền do phạm tội mà có.

2.3. Có được tịch thu tài sản là tang vật của vụ án đánh bạc không?

Việc tịch thu tài sản là tang vật của vụ án đánh bạc được thực hiện theo quy định tại Điều 106, Bộ luật tố tụng hình sự.

Trong vụ án hình sự, thuật ngữ pháp lý được sử dụng để gọi tên tiền, vật, tài sản có giá, hiện vật…là tiền đánh bạc là vật chứng mà không sử dụng từ tang vật. Có thể hiểu đơn giản, vật chứng là những vật liên quan/mang dấu vết của tội phạm và được cơ quan có thẩm quyền thu giữ. Tang vật là thuật ngữ được sử dụng trong pháp luật hành chính để mô tả những vật, tài sản liên quan đến vụ việc xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 106, việc xử lý vật chứng được thực hiện như sau:

– Nếu vật chứng thu được trong vụ án đánh bạc là tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước;

– Nếu vật chứng không có giá trị/hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy;

– Nếu vật chứng trong vụ án đánh bạc là công cụ, phương tiện phạm tội, hoặc là vật cấm tàng trữ lưu hành thì bị tịch thu, nộp Ngân sách Nhà nước hoặc bị tiêu hủy;

Có thể nhận thấy, vật chứng trong vụ án đánh bạc, dù là công cụ, phương tiện phạm tội, vật có được do phạm tội mà có hay vật không có giá trị sử dụng thì đều bị tịch thu. Nói cách khác, trong vụ án hình sự, khi bắt bạc được tịch thu tiền trong người con bạc, được tịch thu vật, tài sản khác và có thể phải nộp Ngân sách Nhà nước hoặc bị tiêu hủy.

Trên đây là toàn bộ nội dung của Tiền trong ví có được tính là số tiền đánh bạc không?

Rất mong được đồng hành và tư vấn cho bạn!

Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài