Trang chủ Dịch vụ Ly hôn có yếu tố nước ngoài Ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước...

Ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài

0

Ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài là nội dung mà bạn nên tìm hiểu để việc ly hôn đúng pháp luật và đạt kết quả như mong muốn.

Trong thực tiễn, thủ tục ly hôn là một trong những thủ tục tố tụng tại Tòa án được đánh giá khá phức tạp. Thủ tục ly hôn chỉ đơn giản khi vợ chồng ly hôn thuận tình, tức là thỏa thuận được với nhau về tất cả các nội dung, bao gồm:

  • Vợ chồng đồng ý tự nguyện ly hôn mà không ai bị cưỡng ép, đe dọa;
  • Nếu con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự thì vợ chồng phải thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng của bên còn lại;
  • Vợ chồng thỏa thuận được với nhau về chia tài sản chung của vợ chồng, các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chính khác của vợ chồng khi ly hôn, bao gồm cả việc không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Nếu không thỏa thuận được với nhau về các nội dung nêu trên, bên có yêu cầu ly hôn phải khởi kiện bên còn lại để ly hôn.

Nếu bên bị kiện đang ở trong nước và Tòa án có thể triệu tập tới để lấy lời khai thì việc giải quyết ly hôn vẫn có thể tiến hành. Thế nhưng, nếu bên bị kiện đang ở nước ngoài và Tòa án không biết địa chỉ đang ở đâu thì chắc chắn không thể lấy lời khai để tiến hành giải quyết ly hôn.

Vậy có ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài không và nếu có thì làm như thế nào?

Trong nội dung bài viết này, ANZLAW sẽ cùng bạn tìm hiểu toàn bộ những nội dung có liên quan tới ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài.

Nội dung tìm hiểu bao gồm:

  • Có ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài được không?;
  • Thủ tục ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài.

Có ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài được không?

Trước khi Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP ngày 16/5/2024 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 hướng dẫn giải quyết vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ thì hầu hết các Tòa án gặp nhiều khó khăn khi giải quyết ly hôn mà bị đơn ở nước ngoài không rõ địa chỉ.

Bởi lẽ, quy trình liên quan tới việc ly hôn là phải triệu tập được bị đơn để lấy lời khai hoặc không triệu tập được bị đơn thì phải niêm yết công khai các văn bản tố tụng theo quy định của pháp luật. Nếu đương sự đang ở nước ngoài thì Tòa án cần phải ủy thác tư pháp sang nước ngoài để xác minh nơi cư trú của đương sự, lấy ý kiến của đương sự về việc ly hôn. Tuy nhiên, do không có địa chỉ của đương sự ở nước ngoài nên Tòa án không thể ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài để thu thập chứng cứ.

Tuy nhiên, Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực, đã có hướng dẫn cụ thể khi giải quyết ly hôn mà bị đơn ở nước ngoài, không rõ địa chỉ. Cụ thể, Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn giải quyết ly hôn khi bị đơn ở nước ngoài không rõ địa chỉ như sau:

Trong việc giải quyết ly hôn, trường hợp người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài và nguyên đơn chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài thì Tòa án giải quyết như sau:

– Trường hợp qua người thân thích của bị đơn có căn cứ xác định họ có liên hệ với người thân thích ở trong nước nhưng người thân thích của họ không cung cấp địa chỉ của bị đơn cho Tòa án, không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì được coi là cố tình giấu địa chỉ.

+ Trường hợp Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà người thân thích của họ không cung cấp địa chỉ của bị đơn cho Tòa án, không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án tiếp tục giải quyết, xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.

– Sau khi xét xử, Tòa án gửi cho người thân thích của bị đơn bản sao bản án, quyết định để họ chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của bị đơn và nơi người thân thích của bị đơn cư trú để đương sự có thể thực hiện quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

Có thể thấy, việc giải quyết vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ thì Tòa án sẽ liên hệ gián tiếp thông qua những người thân thích mà có căn cứ xác định người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với người đó.

Thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài

Ly hôn khi bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ bản chất là ly hôn có yếu tố nước ngoài. Pháp luật quy định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Khoản 1 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Ly hôn có yếu tố nước ngoài

“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.”

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng có quy định như sau:

Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

“1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;”

Như vậy, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là một trường hợp đặc biệt của ly hôn. Do đó, nguyên tắc áp dụng pháp luật để chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng tương tự như nguyên tắc áp dụng pháp luật để chia tài sản khi ly hôn nói chung.

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cụ thể như sau:

– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

+ Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

+Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình thì Tòa án căn cứ vào  thỏa thuận của vợ chồng về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Điểm đặc thù của việc giải quyết ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài là vợ chồng không có thỏa thuận. Vì vậy, Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xác định ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con.

Thông thường, Tòa án sẽ giao con cho người Việt Nam đang trực tiếp nuôi dưỡng. Bởi lẽ, bị đơn đang ở nước ngoài lại không rõ nơi cư trú thì không thể trực tiếp nuôi dưỡng con. Trường hợp, người Việt Nam đang cư trú trong nước có yêu cầu ly hôn không trực tiếp nuôi dưỡng con thì Tòa án căn cứ vào tình trạng hiện tại của trẻ để quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng.

Tòa án giải quyết ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài | ảnh minh họa
Tòa án giải quyết ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài | ảnh minh họa

Thủ tục ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài

Thủ tục ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài được thực hiện theo quy trình tố tụng một vụ án ly hôn không xác định được nơi cư trú của bị đơn.

Theo đó, dưới góc nhìn của người có yêu cầu ly hôn, thủ tục ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ đề nghị Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương

Người có yêu cầu ly hôn phải hoàn thiện hồ sơ ly hôn đơn phương, trước khi có mặt tại Tòa án để nộp đơn yêu cầu ly hôn. Thông thường, hồ sơ ly hôn sẽ gồm có:

– Đơn khởi kiện ly hôn theo mẫu của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP;

– Giấy Chứng nhận kết hôn hoặc Giấy trích lục kết hôn;

– Giấy khai sinh của con chung;

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cần chia;

– Giấy tờ chứng minh khoản nợ, nghĩa vụ tài chính chung của vợ chồng cần chia;

– Các giấy tờ khác chứng minh cho yêu cầu khởi kiện ly hôn.

  • Bước 2: Nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương

Người có yêu cầu ly hôn đơn phương nộp đơn khởi kiện ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Sau khi nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí, người có yêu cầu ly hôn sẽ nộp tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.

  • Bước 3: Tham gia các buổi làm việc theo yêu cầu của Tòa án

Trong quá trình chuẩn bị xét xử, khi được Tòa án triệu tập, người có yêu cầu phải có mặt đầy đủ để khai báo với Tòa án các nội dung được hỏi.

  • Bước 4: Tham gia phiên tòa xét xử và nhận bản án

Cuối cùng, người có yêu cầu ly hôn sẽ tham gia phiên tòa xét xử khi được Tòa án triệu tập và nhận bản án ly hôn của Tòa án.

Tòa án xét xử ly hôn không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài

Lưu ý thủ tục ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật thì Anzlaw đã cùng bạn tìm hiểu và làm rõ những nội dung của thủ tục ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài.

Hình dung thì đơn giản nhưng khi bắt tay vào thực hiện bạn sẽ thấy có rất nhiều vấn đề cần phải giả quyết. Thông thường, nếu không am hiểu và không thể đi lại nhiều lần thì bạn nên sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín để được trợ giúp.

Hơn chục năm trong lĩnh vực, Anzlaw tự tin có thể hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục ly hôn khi không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài đạt kết quả tốt nhất.

Anzlaw cam kết:

  • Tư vấn đúng, đủ các quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn khi ly hôn không biết địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài;
  • Hỗ trợ soạn thảo, hòa thiện hồ sơ ly hôn chính xác tuyệt đối;
  • Hỗ trợ nhận ủy quyền nộp đơn khởi kiện ly hôn;
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyết những vấn đề có liên quan tới việc ly hôn.

Anzlaw tư vấn miễn phí và chỉ tính phí khi thực hiện công việc cụ thể.

Rất mong nhận được sự tin tưởng của các bạn.

Thông tin liên hệ

Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ ANZLAW theo cách thức sau:

  • Số điện thoại: 0988 619 259.
  • Zalo: 0988 619 259.

Xem thêm: Ly hôn không cần có mặt của người nước ngoài

0 BÌNH LUẬN

Exit mobile version