Vợ bỏ đi mất tích có ly hôn được không?

0
5

Vợ bỏ đi mất tích có ly hôn được không là một trong những câu hỏi đuọc nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu.

Trong đời sống hôn nhân có vô hình vạn trạng. Có cặp vợ chồng nên duyên thì làm ăn phát đạt, sinh con đẻ cái, vẹn đủ đường. Thế nhưng, cũng có không ít cặp vợ chồng nên duyên vợ chồng thì “tan đàn xẻ nghé”.

Thông thường, vợ chồng không còn tình cảm thì sẽ tìm tới giải pháp để ly hôn. Thế nhưng, có nhiều trường hợp thay vì ly hôn thì người vợ lại bỏ đi mất tích.

Vậy nếu người vợ bỏ đi mất tích thì người chồng có ly hôn được không?

Để giải đáp câu hỏi nêu trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

– Thế nào là được xác định là người mất tích;

– Quyền được ly hôn khi vợ hoặc chồng mất tích

– Quyền nuôi con và chia tài sản khi ly hôn nếu vợ hoặc chồng mất tích

1. Một người được coi là mất tích khi nào?

– Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 86, Bộ luật dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành quy định về mất tích.

Theo đó, một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 2 năm này được tính từ ngày biết tin tức cuối cùng về người đó, nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Như vậy, để có thể tuyên bố một người mất tích cần có 2 điều kiện: không có bất kỳ tin tức nào về người mất tích; đã xác minh, tìm kiếm bằng nhiều hình thức nhưng không có kết quả.

2. Quyền được ly hôn khi vợ/chồng mất tích

Cơ sở pháp lý: Khoản 2, Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành.

Theo đó, quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên thì trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Khoản 1, Điều 67 Luật Hôn nhân và Gia đình; trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được Tòa án giải quyết ly hôn; dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống; thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Đối chiếu với quy định nêu trên, trong trường hợp người vợ hoặc chồng đã bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết giải quyết đơn phương ly hôn mà không phụ thuộc vào ý chí của người vợ chồng hoặc mất tích. Đây là quy định nhằm mục đích bảo đảm quyền nhân thân, quyền con người.

3. Quyền nuôi con và chia tài sản khi ly hôn nếu vợ hoặc chồng mất tích

a) Quyền trực tiếp nuôi con

Đương nhiên, khi người vợ hoặc người chồng bỏ đi mất tích thì Tòa án phải giao con cho người đang trực tiếp nuôi dưỡng để nuôi con.

b) Chia tài sản khi một bên vợ hoặc chồng mất tích

Cơ sở pháp lý: Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Trong trường hợp ly hôn do vợ hoặc chồng mất tích, việc chia tài sản chung phải tuân theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Do các bên không thể thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản nên tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi và phải được xem xét dựa trên các yếu tố sau:

– Hoàn cảnh gia đình của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

Đối với tài sản riêng của người bị Tòa tuyên bố mất tích được quy định tại khoản 2, Điều 69 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

2. Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Việc chia tài sản trong trường hợp ly hôn khi một bên mất tích cũng cần phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cần được bảo vệ.

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật thì chúng tôi đã giải đáp câu hỏi vợ bỏ đi mất tích có ly hôn được không. Theo đó, người chồng cần xác định vợ đã bỏ đi mất tích được bao nhiêu lâu, còn liên hệ với người thân, bạn bè hay không. Nếu trường hợp vợ đã bỏ đi mất tích đủ 2 năm, tính từ ngày biết tin tức cuối cùng về người đó thì chồng làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích. Khi Tòa án đã yêu cầu người vợ mất tích thì người chồng đề nghị Tòa án giải quyết việc ly hôn theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài