Bố mẹ có được đánh con không?

0
1

Bố mẹ có được đánh con không là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

Bố mẹ dạy con mỗi thời một khác. Thời xưa xa, bố mẹ dạy con hay thậm chí thầy cô dạy học trò thì việc cho con, cho học trò ăn đòn roi để uốn nắn con, trò nên người là chuyện bình thường. Nhận thức chung của xã hội thời kỳ đó không coi việc đánh con, đánh học trò là vi phạm pháp luật.

Thế nhưng, xã hội đã có sự thay đổi. Giờ đây, quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể được đề cao. Bố mẹ không thể coi việc đánh đập con là dạy dỗ con được mà phải tìm phương án khác để dạy bảo con nên người.

Tuy nhận thức chung của xã hội là vậy nhưng vẫn có trường hợp bố mẹ coi việc đánh đập con là việc dạy bảo con.

Vậy pháp luật có quy định như thế nào về việc bố mẹ có được đánh con không?

Bố mẹ có được đánh con không?
Bố mẹ có được đánh con không?

1. Bố mẹ đánh con là bạo lực gia đình

Điều 69, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.

Theo đó, bố mẹ phải thương yêu, tôn trọng ý kiến của con cũng như không được phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, không được ép con phải lao động quá sức hoặc xúi giục, ép buộc con làm công việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội… là quyền cũng là nghĩa vụ mà cha mẹ phải thực hiện.

Còn theo điểm a, khoản 1, Điều 3, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 có nêu rõ: Việc ngược đãi, đánh đập, đe dọa/có hành vi cố ý khác, hành hạ nhằm xâm hại sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình đều bị coi là bạo lực gia đình.

Đồng thời, hành vi bạo lực gia đình này không chỉ áp dụng giữa cha mẹ với con mà còn áp dụng với người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau.

Đối chiếu với quy định nêu trên, bố mẹ đánh con là hành vị bạo lực gia đình, không phân biệt con đẻ, con nuôi, con riêng hoặc của người từng là con nuôi của cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi đều được coi là bạo lực gia đình và là hành vi vi phạm pháp luật.

2. Bố mẹ đánh con bị xử phạt như thế nào?

Như đã viện dẫn quy định nêu trên, cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể nên bố mẹ không được phép đánh con. Hành vi bố mẹ đánh con cái là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy theo mức độ, tính chất của việc đánh con, bố mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

a) Bố mẹ có thể bị xử phạt hành chính

Theo Điều 52, Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì nếu cha mẹ có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.

Nặng hơn, nếu sử dụng thêm các công cụ, vật dụng khác… gây thương tích cho con cái hoặc không kịp đưa nạn nhân đi cấp cứu hoặc không chăm sóc trẻ trong thời gian con cái điều trị chấn thương do bạo lực gia đình gây ra thì bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng (trừ trường hợp người con từ chối).

Ngoài ra, với các hành vi khác ngược đãi, hành hạ con cái như đối xử tồi tệ (bắt nhịn ăn, nhịn uống, chịu rét hoặc bỏ mặc không chăm sóc…) thì có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng theo Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Với trẻ em (người dưới 16 tuổi), hành vi bạo lực với trẻ có thể bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng theo quy định tại khoản 1, Điều 22, Nghị định 130/2021/NĐ-CP với các hành vi sau:

– Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho/hạn chế vệ sinh cá nhân hoặc có hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em…

– Gây tổn hại về tinh thần, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, cô lập… hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ trong đó có đánh đập khiến thể chất, tinh thần của trẻ bị tổn hại…

b) Bố mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu tính chất và mức độ của hành vi là nghiêm trọng, có thể diễn ra trong thời gian dài thì bố mẹ không những chỉ bị xử phạt hành chính mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tương ứng với các t

– Tội hành hạ người khác, với khung hình phạt cao nhất là 03 năm tù giam (Điều 140, Bộ luật hình sự 2015)

– Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng minh với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015))

Ngoài ra, nếu vì bị ngược đãi, thường xuyên bị đối xử tàn ác làm người đó tự sát thì có thể bị phạt tù cao nhất là 12 năm tù giam do phạm Tội bức tử quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015.

Xem thêm: Tư vấn thủ tục ly hôn mới nhất