Ai có quyền tố cáo?

0
29

Một trong những câu hỏi quan trọng được nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu đó là ai có quyền tố cáo.

Theo cách nói nôm na thì khi phát hiện có hành vi sai trái thì phải tố cáo. Thế nhưng, đấy là trao đổi, nói chuyện với nhau còn khi bắt tay vào thực hiện thì có rất nhiều vấn đề cần phải làm sáng tỏ, cần phải tìm hiểu thì việc tố cáo mới đúng, trúng và giúp người giải quyết tố cáo dễ dàng xác minh, kiểm tra, làm rõ, kết luận về nội dung tố cáo.

Một trong những nội dung quan trọng của tố cáo đó là phải xác định được ai có quyền tố cáo. Liệu rằng, khi phát hiện ra hành vi sai trái của một người nào đó, không liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta thì chúng ta có quyền được tố cáo không?

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A phát hiện ra ông Nguyễn Văn B xây dựng nhà trên đất trồng cây nông nghiệp. Vậy ông A có được tố cáo ông B không?

1. Giải đáp ai có quyền tố cáo

Để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về câu trả lời cho câu hỏi ai có quyền tố cáo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật giải thích ai có quyền tố cáo;
  • Thực tiễn, ai có quyền tố cáo.

 

1.1. Quy định của pháp luật về giải thích ai có quyền tố cáo

Điều 2, Luật Tố cáo 2018 đang có hiệu lực thi hành có giải thích thuật ngữ về tố cáo và người tố cáo như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

a) Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

c) Cơ quan, tổ chức.

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

4. Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.

5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.

6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

7. Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.”

Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên, người tố cáo và tố cáo được định nghĩa:

  • Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo;
  • Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Với quy định nêu trên thì bất kỳ ai biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đều có quyền tổ cáo mà không phân biệt bản thân có phải là người bị thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật.

1.2. Thực tiễn ai có quyền tố cáo

Trong thực tiễn, mọi người hay nhầm tưởng là chỉ những người bị ảnh hưởng hoặc có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật mới có quyền tố cáo còn người nào không bị ảnh hưởng, không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật thì không được tố cáo.

Tuy nhiên, đây là cách hiểu chưa chính xác. Theo quy định của pháp luật thì bất kỳ ai biết hành vi vi phạm pháp luật thì đều có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.

2. Kết luận ai có quyền tố cáo

Trên đây là toàn bộ nội dung câu trả lời cho câu hỏi ai có quyền tố cáo.

Tố cáo là quyền của mỗi cá nhân, không phải quyền của TỔ CHỨC và bất kỳ ai biết về hành vi vi phạm pháp luật thì đều có quyền tố cáo. Tuy nhiên, để việc tố cáo đúng, trúng và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chính xác thì việc thu thập các tài liệu là cực kỳ quan trọng. Trong thực tiễn, đây cũng là khó khăn của rất nhiều người không có chuyên môn về pháp luật.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dòng họ khởi kiện đòi đất như thế nào?