Tổ chức có quyền tố cáo không là nội dung câu hỏi được nhiều tổ chức quan tâm, tìm kiếm câu trả lời.
Chắc rằng, đa số mọi người đều biết khi phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật thì phải tố báo cho cơ quan có thẩm quyền. Việc thông báo này được xác định là tố cáo. Trong thực tế, ngoài cá nhân phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật thì còn có tổ chức phát hiện hành vi vi phạm pháp luật như: Doanh nghiệp phát hiện cán bộ, công chức thực hiện sai quy định của pháp luật, công đoàn phát hiện chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật.
Vậy câu hỏi đặt ra là tổ chức có quyền tố cáo không và nếu có thì ai là người đứng đơn để tố cáo.
Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và làm rõ câu trả lời cho câu hỏi tổ chức có quyền tố cáo không.
1. Giải đáp tổ chức có quyền tố cáo không
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi tổ chức có quyền tố cáo không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này.
Theo đó, Điều 2, Luật Tố cáo 2018 đang có hiệu lực thi hành có quy định về tố cáo và người tố cáo như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
c) Cơ quan, tổ chức.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
4. Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.
5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
7. Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.”
Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên thì người tố cáo phải là cá nhân, không có tổ chức tố cáo. Do đó, nếu tổ chức phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật và muốn tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền thì phải cử người đứng ra tố cáo, chứ không sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức để thực hiện tố cáo.
2. Kết luận tổ chức có quyền tố cáo không
Trên đây là toàn bộ nội dung của câu trả lời cho câu hỏi tổ chức có quyền tố cáo không.
Pháp luật về tố cáo không có quy định tổ chức tố cáo mà chỉ có cá nhận được quyền tố cáo. Chính vì vậy, nếu phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật thì phải cử người đứng ra tố cáo, không được sử dụng tư cách pháp nhân, con dấu của tổ chức để tố cáo. Ngoài ra, pháp nhân có thể có công văn kiến nghị, đề nghị cơ quan nhà nước kiểm tra xem xét hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi cho rằng hành vi đó là vi phạm pháp luật.
Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Ai có quyền tố cáo?