Ly hôn không cần có mặt của người nước ngoài

0
82

Ly hôn không cần có mặt của người nước ngoài như thế nào là nội dung câu hỏi được nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu.

Trong thực tiễn hơn chục năm làm công tác tư vấn, hỗ trợ các thủ tục liên quan tới người nước ngoài, chúng tôi gặp rất nhiều tình huống pháp lý mà gần như các bạn không biết phải thực hiện như thế nào. Trong khi đó, đây lại là một trong những quyền nhân thân, quyền con người.

Một trong những tình huống pháp lý mà chúng tôi thấy rằng quy định của pháp luật còn nhiều khoảng trống, có quy định nhưng người dân còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. Đó là, ly hôn đơn phương với người nước ngoài mà người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ly hôn không cần có mặt người nước ngoài, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một tình huống pháp lý và tìm hiểu giải pháp trong trường hợp muốn ly hôn không cần có mặt của người nước ngoài.

1. Ly hôn không cần có mặt người nước ngoài

1.1. Tình huống pháp lý

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ly hôn không cần có mặt người nước ngoài, chúng tôi sẽ lấy một tình huống pháp lý mà trong thực tiễn rất nhiều người gặp phải. Đó là trường hợp phụ nữ Việt Nam muốn ly hôn đơn phương với người Trung Quốc.

“Chị Phạm Thị A, sinh năm 1992, cư trú tại tỉnh Hải Dương. Năm 2018, chị A sang Trung Quốc kết hôn với người Trung Quốc. Sau khi kết hôn, cả hai sinh sống tại Trung Quốc. Quá trình chung sống, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn. Tới khi mâu thuẫn trầm trọng và xác định không thể tiếp tục chung sống, chị A bỏ về Việt Nam.

Quá trình sinh sống tại Việt Nam, chị A có thể phát sinh tình cảm với người khác và mong muốn thực hiện việc đăng ký kết hôn. Thế nhưng, do đã xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người Trung Quốc và đã có thời gian xuất cảnh khỏi Việt Nam nên chị A không được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân với mục đích kết hôn. Chị A được hướng dẫn thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc.

Tuy nhiên, chị A đã cắt đứt liên lạc với chồng người Trung Quốc nên không biết phải thực hiện việc ly hôn với người Trung Quốc như thế nào?”

Đây là một tình huống pháp lý có thể nói là rất sát với thực tiễn và không phải hiếm gặp.

Ly hôn không cần có mặt của người nước ngoài
Ly hôn không cần có mặt của người nước ngoài

1.2. Tư vấn ly hôn không cần có mặt người nước ngoài

Ly hôn không cần có mặt người nước ngoài được xác định là trường hợp ly hôn đơn phương. Theo đó, người Việt phải thực hiện thủ tục khởi kiện ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.

Theo đó, Tòa án nhân dân có thẩm quyền được xác định như sau:

  • Tòa án dân nhân cấp huyện, nơi người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam;
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nơi người Việt đang cư trú nếu người nước ngoài đang cư trú tại nước ngoài.

a) Giấy tờ cần chuẩn bị

Để thực hiện việc ly hôn không cần có mặt người nước ngoài thì người Việt sẽ chuẩn bị hồ sơ ly hôn gồm những loại giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện ly hôn theo mẫu do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành;
  • Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc Trích lục ghi chú kết hôn, nếu việc kết hôn được thực hiện tại nước ngoài;
  • Giấy tờ chứng minh cho yêu cầu ly hôn như: Giấy khai sinh của con chung nếu con chưa thành niên; giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng, khoản nợ, nghĩa vụ tài chính chung của vợ chồng, nếu có yêu cầu chia tài sản chung, khoản nợ chung;
  • Giấy tờ khác chứng minh yêu cầu khởi kiện như: Giấy tờ chứng minh thu nhập nếu có tranh chấp về người trực tiếp nuôi con…

b) Quy trình thực hiện thủ tục ly hôn không cần có mặt người nước ngoài

Khi đã có đầy đủ giấy tờ nêu trên, người Việt sẽ thực hiện quy trình ly hôn không cần người nước ngoài có mặt như sau:

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện ly hôn

Người có yêu cầu ly hôn tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để nộp đơn khởi kiện ly hôn, kèm các tài liệu chứng cứ cho Tòa án. Tiếp đó, Tòa án sẽ tiếp nhận đơn khởi kiện ly hôn, các tài liệu nộp kèm và xem xét đơn.

Nếu vụ việc ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án ban hành thông báo nộp tiền tạm ứng án phí và gửi cho người có yêu cầu ly hôn.

  • Bước 2: Nộp tạm ứng án phí

Khi nhận được thông báo tạm ứng án phí, người có yêu cầu sẽ phải tới cơ quan thi hành án và nộp tiền tạm ứng án phí. Sau cùng, người có yêu cầu ly hôn sẽ quay trở lại Tòa án để nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.

Tiếp đó, Tòa án sẽ ban hành thông báo thụ lý vụ án và tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ trong thời gian chuẩn bị xét xử.

  • Bước 3: Tòa án chuẩn bị xét xử

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành thu thập chứng cứ. Trong đó có việc triệu tập người nước ngoài, nếu người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam hoặc ủy thác tư pháp nếu người nước ngoài đang cư trú tại nước ngoài.

  • Bước 4: Tòa án tiến hành xét xử vụ án ly hôn

Khi đã có đầy đủ chứng cứ, Tòa án sẽ có thông báo đưa vụ án ra xét xử và tiến hành xét xử theo ngày giờ và địa điểm đã ghi trong thông báo. Cuối cùng, Tòa án sẽ gửi bản án cho đương sự.

Trên đây là toàn bộ quy trình giải quyết ly hôn không cần có mặt người nước ngoài.

1.3. Khó khăn khi ly hôn không cần có mặt người nước ngoài

Đọc quy trình ly hôn không cần có mặt người nước ngoài thì bạn sẽ thấy rất đơn giản nhưng trong thực tế không hề dễ dàng. Bởi lẽ, nếu người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thể triệu tập tới làm việc. Nếu người nước ngoài nhận được thông báo mà không tới thì Tòa án có thể niêm yết công khai các văn bản tố tụng và vẫn tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thế nhưng, nếu người nước ngoài đang cư trú tại nước ngoài thì thường sẽ gặp một số khó khăn liên quan tới ủy thác tư pháp sang nước ngoài.

a) Ủy thác tư pháp sang nước ngoài là quy trình phức tạp

Tòa án phải tiến hành ủy thác tư pháp sang nước ngoài. Trong thực tiễn, quy trình ủy thác tư pháp sang nước ngoài là quy trình rất phức tạp và thường không nhận được kết quả ủy thác tư pháp. Thực tế, nhiều Tòa án các địa phương cũng ngại thực hiện việc ủy thác tư pháp sang nước ngoài.

Để ủy thác tư pháp sang nước ngoài cần sự phối hợp của nhiều cơ quan của Việt Nam và nước ngoài như Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch tại Việt Nam.

b) Thời gian ủy thác tư pháp kéo dài

Như đã trình bày ở trên, việc ủy thác tư pháp sang nước ngoài cần sự phối hợp của nhiều cơ quan. Chính vì vậy, thời gian chờ kết quả ủy thác tư pháp thường kéo dài. Theo quy định của pháp luật về tố tụng và hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án phải chờ kết quả ủy thác tư pháp và chỉ được mở phiên tòa sớm nhất  09 tháng và chậm nhất 12 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

c) Thời gian chờ bản án có hiệu lực là 12 tháng

Theo quy định tại Điều 479 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn kháng cáo nếu xét xử vắng mặt đương sự là người nước ngoài mà không nhận được kết quả ủy thác tư pháp là 12 tháng, kể từ ngày Tòa tuyên án.

Chình vì vậy, bản án sẽ chỉ có hiệu lực pháp luật sau 12 tháng, kể từ ngày Tòa tuyên án, nếu xét xử mà không có kết quả ủy thác tư pháp.

Trên đây là toàn bộ những tư vấn về ly hôn không cần có mặt người nước ngoài.

2. Kết luận

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và làm rõ nội dung ly hôn không cần có mặt người nước ngoài.

Trong thực tiễn, ly hôn không cần có mặt người nước ngoài là một trong những thủ tục tố tụng phức tạp. Bởi lẽ, phần lớn các trường hợp ly hôn không cần có mặt người nước ngoài sẽ phải ủy thác tư pháp sang nước ngoài và thường không nhận được kết quả ủy thác. Trường hợp không nhận được kết quả ủy thác tư pháp thì việc giải quyết ly hôn với người nước ngoài sẽ phức tạp và bản án cũng phải chờ tới 12 tháng mới có hiệu lực pháp luật.

Vì vậy, khi ly hôn với người nước ngoài thì tốt nhất bạn và người nước ngoài nên trao đổi để  có thể thuận tình ly hôn là phương án tốt nhất, dễ thực hiện nhất và việc ly hôn sớm có hiệu lực pháp luật.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn với người nước ngoài