Ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?
Trong thực tiễn, nếu là kết hôn giữa người Việt với người Việt cùng cư trú trong nước thì ít khi các bạn đặt ra vấn đề ủy quyền đăng ký kết hôn. Bởi lẽ, thủ tục đăng ký kết hôn tương đối đơn giản và người đăng ký kết hôn có thể nhận được kết quả đăng ký kêt hôn ngày trong ngày nộp hồ sơ.
Thế nhưng, thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài, thực hiện tại UBND cấp huyện là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Nếu tính thêm cả thời gian để chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ đăng ký kết hôn thì người nước ngoài có thể phải sang Việt Nam và ở Việt Nam trong khoảng thời gian 1 tháng, để hoàn tất việc đăng ký kết hôn. Khoảng thời gian này là tương đối dài và nếu người nước ngoài đang công tác thì việc thu xếp thời gian, công việc là điều không hề đơn giản.
Do đó, nhiều bạn đặt ra vấn đề ủy quyền cho người khác thực hiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài?
Vậy pháp luật quy định như thế nào về ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài?
1. Ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Để hiểu rõ hơn về ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung chính sau:
- Có ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài được không?
- Làm gì để đăng ký kết hôn với người nước ngoài không phải đi lại nhiều lần.
1.1. Có ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài được không?
Để giải đáp cho câu hỏi có ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài được không, chúng ta sẽ tìm hiểu quy định của pháp luật về ủy quyền đăng ký kết hôn và thực tiễn áp dụng tại các địa phương.
a) Quy định của pháp luật về ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Ủy quyền đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 6, Luật Hộ tịch 2014 và được hướng dẫn bởi Điều 2, Điều 3, Thông tư 04/2020/TT-BTP. Cụ thể như sau:
“Điều 6. Quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân
1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền.
3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật.
…
Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
Điều 3. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch
1. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
2. Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
3. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc (sau đây gọi là bản sao) hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.
Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.
4. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch.
Nếu người yêu cầu đăng ký hộ tịch thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký hộ tịch thì ký, ghi rõ họ, tên trong Sổ hộ tịch theo hướng dẫn của người trả kết quả.
5. Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con, cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt.”
Như vậy, đối với thủ tục đăng ký kết hôn thì pháp luật về hộ tịch cho phép một trong hai bên có thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn mà không cần văn bản ủy quyền của bên còn lại. Tuy nhiên, khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì bắt buộc hai bên nam, nữ phải có mặt.
Do đó, khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì KHÔNG ĐƯỢC ủy quyền cho người khác thực hiện hay rõ hơn là KHÔNG ĐƯỢC ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
b) Thực tiễn ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Trong thực tiễn, các địa phương đều áp dụng đúng quy định của pháp luật khi không cho phép ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Thậm chí, nhiều địa phương còn không cho phép một trong hai bên nộp hồ sơ đăng ký kết hôn mà bắt buộc cả hai phải cùng có mặt.
Lý do bắt buộc cả hai cùng có mặt có nhiều lý do như: Để kiểm tra chữ ký trên Tờ khai đăng ký kết hôn có phải đúng là của nam, nữ không hoặc để hỏi về mối quan hệ của nam, nữ…
Một số địa phương có thể linh động hơn cho công dân khi cho phép cặp đôi ký vào Sổ Hộ tịch trước và sau đó khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì chỉ cần một trong hai bên có mặt.
Như vậy, bạn đã biết về thực tiễn ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại các địa phương.
1.2. Làm gì để không phải đi lại nhiều lần khi kết hôn với người nước ngoài
Đi lại nhiều lần là một trong những vấn đề mà các bạn thường e ngại khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài hoặc thực hiện các thủ tục hành chính của Việt Nam. Bởi lẽ, các bạn đều rất ngại mỗi lần tới nộp hồ sơ lại được yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ này, giấy tờ kia hoặc chỉ ra lỗi sai của giấy tờ và yêu cầu phải chỉnh sửa.
Do đó, các bạn đều mong muốn làm sao không phải đi lại nhiều lần và có thể hoàn tất việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài đạt kết quả tốt nhất, trong khi pháp luật thì lại không cho ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Để không phải đi lại nhiều lần khi kết hôn với người nước ngoài, các bạn cần thực hiện một số công việc sau:
- Chuẩn bị đúng, đủ giấy tờ mà pháp luật quy định
Đây là mẩu chốt để giải quyết việc các bạn có phải đi lại nhiều lần khi kết hôn với người nước ngoài hay không. Nếu hồ sơ của các bạn là đúng và đủ thì đương nhiên cán bộ, công chức có muốn bắt bẻ cũng không phải dễ dàng. Trong khi đó, nếu hồ sơ có thiếu sót thì chắc chắn các bạn phải mất thêm thời gian khắc phục lỗi sai của giấy tờ mà không có giải pháp nào khác.
- Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn không cần có mặt của bên còn lại
Nếu bên còn lại không thể thu xếp thời gian và công việc để đi nộp hồ sơ cùng thì các bạn có thể nộp hồ sơ vắng mặt bên còn lại.
Tuy nhiên, có một số địa phương lại không cho phép thực hiện việc này. Tuy lý do từ chối là gì thì đối chiếu với quy định của pháp luật là không phù hợp.
Do đó, bạn có cơ sở để yêu cầu được tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt bên còn lại. Khi nào có kết quả đăng ký kết hôn thì cả hai bên sẽ cùng có mặt để ký và nhận Giấy chứng nhận kết hôn.
- Dùng dịch vụ uy tín
Đây cũng là giải pháp mà các bạn có thể nghiên cứu thực hiện. Bởi lẽ, nếu dùng dịch vụ thì các bạn sẽ không phải đi lại nhiều lần chuẩn bị hồ sơ, tránh được những lỗi sai trong giấy tờ, biết được những vướng mắc thường gặp phải. Đặc biệt, đơn vị uy tín sẽ biết cách hỗ trợ bạn làm đăng ký kết hôn với người nước ngoài mà không phải đi lại nhiều lần, đồng thời có thể nhận được kết quả đăng ký kết hôn trong thời gian sớm nhất.
Tới đây, bạn đã có giải pháp để không phải đi lại nhiều lần khi kết hôn với người nước ngoài, khi mà pháp luật không cho phép ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
2. Kết luận ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Như vậy, dựa trên các quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một trong những nội dung quan trọng khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Đó là, ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Pháp luật Việt Nam không cho phép ủy quyền đăng ký kết hôn. Điều này có nguyên nhân bởi lẽ, đăng ký kết hôn là quyền nhân thân và gắn liền với từng cá nhân, đồng thời việc kết hôn phải dựa trên tinh thần tự nguyện. Chính vì vậy, pháp luật về hộ tịch không cho phép ủy quyền đăng ký kết hôn để nam và nữ phải tự mình thực hiện thủ tục đó. Qua đó, thể hiện được rằng việc đăng ký kết hôn là ý chí của cặp đôi.
Do không được ủy quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài nên các bạn có thể sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín để được trợ giúp chuẩn bị đúng, đủ hồ sơ đăng ký kết hôn, nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký kết hôn thuận lợi, trong thời gian phù hợp.
Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn đăng ký kết hôn với người nước ngoài đạt kết quả tốt nhất, trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất