Có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không?

0
137

Có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu.

Hôn nhân cận huyết hay còn gọi là hôn nhân trong phạm vi 3 đời là điều bị cấm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc cấm kết hôn giữa những người trong phạm vi 3 đời dựa trên cơ sở của khoa học về y khoa.

Theo đó, giữa những người có quan hệ hôn nhân cận huyết mà kết hôn thì đứa trẻ do những người đó sinh ra thường có tỷ lệ dị tật cao. Chính vì vậy, để bảo đảm dân tộc phát triển bình thường, khỏe mạnh thì các quốc gia sẽ cấm kết hôn giữa những người trong phạm vi 3 đời.

Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật Việt Nam thì có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không?

1. Có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không?

Để tìm hiểu rõ hơn về có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nội dung sau:

  • Phạm vi 3 đời là như thế nào?;
  • Quy định của pháp luật về có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không?;
  • Phân tích quy định của pháp luật về có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không?

1.1. Phạm vi 3 đời là như thế nào?

Khoản 18, Điều 3, Bộ luật dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành giải thích về phạm vi 3 đời như sau:


“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.

3. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

4. Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

8. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.

9. Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.

10. Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

11. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

12. Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.

13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.

14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

15. Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

16. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

20. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

21. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”


Như vậy, phạm vi 3 đời được xác định như sau:

– Đời thứ nhất là: Cha mẹ;

– Đời thứ hai là: anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;

– Đời thứ ba: Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì.

Có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không?
Có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không?

1.2. Quy định của pháp luật về có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không?

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành quy đinh về các điều kiện kết hôn, trong đó có một số điều kiện sau:

– Độ tuổi kết hôn;

– Ý chí tự nguyện;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Không nằm trong các trường hợp cấm kết hôn.

Vậy kết hôn trong phạm vi 3 đời có phải là điều cấm kết hôn hay không?

Điều 8 điểm d, Khoản 2, Điều 5, và Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không như sau:


“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.”


Tới đây, chúng ta có đã có quy định của pháp luật kết hôn trong phạm vi 3 đời.

1.3. Phân tích quy định của pháp luật

Như vậy, quy định về kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời được thể hiện dưới dạng quy phạm cấm đoán và nằm trong số những điều kiện kết hôn.

Theo đó, để đăng ký kết hôn thì nam và nữ phải không nằm trong trường hợp bị cấm kết hôn, trong đó có cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.

Vì vậy, có thể khẳng định, pháp luật Việt Nam KHÔNG CHO PHÉP kết hôn trong phạm vi 3 đời.

Có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không?
Có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không?

2. Kết luận có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật thì chúng ta đã tìm hiểu nội dung có kết hôn trong phạm vi 3 đời được không.

Pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam KHÔNG cho phép kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. Đây là quy định phù hợp với thông lệ quốc tế ở hầu hết các quốc gia nhằm ngăn chặn việc kết hôn cận huyết, tiềm ẩn nguy cơ sinh ra những thế hệ không khỏe mạnh.

Rất vui vì đã được giải đáp kết hôn trong pham vi 3 đời cho các bạn.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất

Video hướng dẫn thủ tục kết hôn với người nước ngoài: https://www.youtube.com/watch?v=6weh1IkbalY&t=1s