Có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không?

0
54

Có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không là câu hỏi mà bạn nên tham khảo, tìm hiểu.

Trong nhiều bài viết trước đây về kết hôn với người nước ngoài, chúng tôi đã chỉ ra rằng cặp đôi có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại một trong những cơ quan có thẩm quyền sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam;
  • Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại nước ngoài;
  • Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch;
  • Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thứ ba.

Mỗi một cơ quan có thẩm quyền này sẽ có những quy định về điều kiện kết hôn, giấy tờ mà cặp đôi người Việt và người nước ngoài cần chuẩn bị, quy trình đăng ký kết hôn.

Do có sự khác nhau về quy định của pháp luật nên các bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn cơ quan đăng ký kết hôn phù hợp với hoàn cảnh của các bạn. Đây la điều cực kỳ quan trọng, bởi lẽ trong thực tế có không ít trường hợp các bạn lựa chọn sai cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, dẫn tới các bạn không hoàn tất được việc đăng ký kết hôn và lại mất thêm thời gian, công sức để thực hiện lại từ đầu tại một cơ quan đăng ký kết hôn khác.

Vậy câu hỏi đặt ra là có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không?

1. Có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không?

Để có thể giải đáp cho câu hỏi có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số nội dung sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn tại Việt Nam;
  • Ưu và nhược điểm khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam;
  • Giải đáp có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không.

1.1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Về mặt lý thuyết, khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam, các bạn sẽ có thể đăng ký kết hôn tại một trong hai cơ quan sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam;
  • Cơ quan đại diện của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch tại Việt Nam. Ví dụ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem liệu rằng các bạn có thể đăng ký kết hôn tại một trong hai cơ quan nêu trên không?

Có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không?
Có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không?

a) Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam

Điều 37, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:


Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.


Thêm vào đó, Điều 5, Luật Hộ tịch 2014 quy định về đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú như sau:


“Điều 5. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch

1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.

2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.

5. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

6. Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

7. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.”


Đối chiếu với quy định nêu trên thì trường hợp kết hôn với người nước ngoài thì các bạn có thể đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện, nơi người Việt thường trú hoặc tạm trú.

Như vậy, các bạn đã biết cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn của Việt Nam tại Việt Nam là cơ quan nào. Qua đó, các bạn dần hình dung được lời giải đáp cho câu hỏi có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không.

b) Cơ quan đại diện của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch tại Việt Nam


“Điều 12. Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

1. Trường hợp người yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đây, thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh. Trường hợp không xác minh được hoặc không nhận được kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.

2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.

Ví dụ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020.

3. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn thì cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ cấp một (01) bản cho người yêu cầu. Trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định đăng ký kết hôn.

Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục kết hôn với anh Nguyễn Việt K, sinh năm 1962, công dân Việt Nam, Hộ chiếu số: B123456 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức cấp ngày 01/02/2020; tại UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Giấy này được cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn với anh KIM JONG DOEK, sinh năm 1970, quốc tịch Hàn Quốc, Hộ chiếu số HQ12345 do cơ quan có thẩm quyền Hàn Quốc cấp ngày 02/02/2020; tại cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc, tại Hàn Quốc.

4. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn, thì người yêu cầu không phải đáp ứng điều kiện kết hôn; trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ mục đích sử dụng, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn. Số lượng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp theo yêu cầu.

Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục mua bán nhà, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn.

5. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người cùng giới tính hoặc kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết.”


Như vậy, trong trường hợp kết hôn tại cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam từ chối giải quyết.

Do không có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nên chắc chắn người Việt sẽ không thể hoàn tất việc đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Kết luận: Như vậy trong trường hợp kết hôn tại Việt Nam thì cặp đôi người Việt và người nước ngoài chỉ có thể đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện, nơi người Việt thường trú hoặc tạm trú.

Tới đây, các bạn đã biết cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam. Một trong những nội dung cần tìm hiểu về có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không.

Có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không?
Có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không?

1.2. Ưu và nhược điểm khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam

  • Ưu điểm

– Giấy tờ cần chuẩn bị không nhiều;

– Có thể nộp hồ sơ vắng mặt người nước ngoài;

– Chi phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam tương đối thấp;

– Có thể tổ chức lễ cưới theo nghi lễ truyền thống của Việt Nam;

  • Nhược điểm

– Thời gian giải quyết đăng ký kết hôn kéo dài, khi tới 15 ngày làm việc;

– Tình trạng cán bộ, công chức nhũng nhiễu vẫn còn phổ biến.

– Thực tiễn, một số địa phương thường yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ mà pháp luật không quy định.

Như vậy, các bạn đã tìm hiểu xong ưu và nhược điểm của việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, qua đó có lời giải đáp cho câu hỏi có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không.

1.3. Giải đáp có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không

Kinh nghiệm thực tiễn, kết hôn với người nước ngoài sẽ phù hợp trong những trường hợp sau:

  • Cả hai bên nam, nữ đang cùng cư trú tại Việt Nam

Nếu cả hai bên cùng cư trú tại Việt Nam thì nên kết hôn tại Việt Nam là phù hợp. Bởi lẽ, cả hai sẽ dễ dàng cùng nhau chuẩn bị giấy tờ cần thiết, cùng nộp hồ sơ đăng ký kết hôn và cũng nhau giải quyết những vướng mắc trong hồ sơ đăng ký kết hôn (nếu có).

Lúc này, thời gian giải quyết đăng ký kết hôn kéo dài tới 15 ngày làm việc không phải vấn đề đối với nam, nữ. Bởi lẽ, cặp đôi chỉ cần chờ tới ngày trả kết quả để có mặt nhận Giấy chứng nhận kết hôn. Mà khi cả hai đang cư trú tại Việt Nam thì việc chờ đợi này không thành vấn đề.

  • Chính sách visa của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch khắt khe

Thông thường, khi kết hôn với những quốc gia phát triển như Mỹ, Anh hay các nước Châu Âu thì các bạn nên kết hôn tại Việt Nam. Bởi lẽ, việc xin visa sang các nước này để kết hôn là việc không đơn giản. Khi mà chính sách visa của những quốc gia này rất khắt khe. Bạn sẽ không dễ gì cầm trên tay tấm visa để nhập cảnh vào các quốc gia đó để đăng ký kết hôn.

  • Kết hôn với người Đài Loan

Theo quy định, khi kết hôn với người Đài Loan thì cặp đôi chỉ có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam mà không thể thực hiện tại Đài Loan.

  • Chưa đủ tuổi kết hôn tại Trung Quốc

Pháp luật Trung Quốc quy định nam từ đủ 22 tuổi, nữ từ đủ 20 tuổi mới đạt độ tuổi kết hôn. Trong khi đó, Việt Nam quy định nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.

Vì vậy, nếu không đủ tuổi kết hôn tại Trung Quốc thì các bạn có thể lựa chọn kết hôn tại Việt Nam.

Tới đây, bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không.

2. Kết luận có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, chúng ta đã cùng nhau giải đáp một trong những nội dung quan trọng. Đó là, có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam không.

Kết hôn tại Việt Nam có nhưng ưu và nhược điểm nhất định, ngoài ra việc có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam hay không sẽ phụ thuộc vào quốc tịch của người nước ngoài, hoàn cảnh của cặp đôi, chính sách visa, mức độ khó dễ trong thủ tục đăng ký kết hôn.

Nếu các bạn lần đầu kết hôn với người nước ngoài thì câu hỏi có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam, đôi khi cũng khiến các bạn đau đầu.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn kết hôn với người nước ngoài đạt kết quả tốt nhất, trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất