Không có giấy chứng sinh có khai sinh được không là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm tìm hiểu.
Chắc hẳn, đa số các bạn đều biết, khi đăng ký khai sinh cho trẻ thì người đi đăng ký khai sinh phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký khai sinh.
Trong thành phần hồ sơ đăng ký khai sinh thì Giấy chứng sinh là giấy tờ không thể thiếu. Giấy chứng sinh sẽ được tổ chức y tế nơi trẻ sinh ra cấp cho cha hoặc mẹ hoặc người thân thích khác của trẻ. Trong nội dung Giấy chứng sinh sẽ có các thông tin về người sinh, giới tính, cân nặng, ngày giời sinh của trẻ, thông tin về người cha của trẻ.
Giấy chứng sinh chỉ được cấp 01 lần để cha hoặc mẹ hoặc người thân thích của trẻ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ được sinh ra. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc người thân thích của trẻ làm thất lạc hoặc có thông tin không chính xác trong Giấy chứng sinh thì tổ chức y tế sẽ cấp lại Giấy chứng sinh theo đề nghị của cha hoặc mẹ hoặc người thân thích khác của trẻ.
Thế nhưng, cũng có những trường hợp trẻ em không sinh ra tại tổ chức y tế hoặc vì những lý do nhất định mà không có Giấy chứng sinh.
Vậy câu hỏi đặt ra là không có giấy chứng sinh có khai sinh được không?
1. Giải đáp không có giấy chứng sinh có khai sinh được không
Để giải đáp cho câu hỏi không có giấy chứng sinh có khai sinh được không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung chính sau:
- Một số trường hợp không có giấy chứng sinh;
- Quy định của pháp luật về không có giấy chứng sinh có khai sinh được không;
- Phân tích quy định của pháp luật để có lời giải đáp;
- Tham khảo mẫu văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh.
1.1. Một số trường hợp không có giấy chứng sinh
Thời kỳ đất nước trong giai đoạn chiến tranh hoặc mới giành được độc lập thì còn có việc trẻ em sinh ra tại nhà, có bà đỡ tới nhà để hỗ trợ việc sinh đẻ.
Ngày này, đa số các trường hợp trẻ em sinh ra đều tại các bệnh viện, phòng khám hoặc trạm y tế. Thậm chí, tỷ lệ trẻ em sinh tại trạm y tế cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ mà đa số trẻ em đều được sinh ra tại các bệnh viện phụ sản. Khi trẻ em đã được sinh ra tại tổ chức y tế thì chắc chắn sẽ có hồ sơ sinh lưu tại tổ chức y tế và được cấp giấy chứng sinh theo mẫu do Bộ y tế ban hành.
Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn có những trường hợp không có giấy chứng sinh. Có thể liệt kê tới như sau:
- Người mẹ chuyển dạ sinh con trên đường tới tổ chức y tế;
- Người mẹ sinh con tại những vùng núi, vùng hẻo lánh, xa xôi, biên giới, hải đảo mà không có điều kiện tiếp cận với dịch vụ y tế;
- Cha hoặc mẹ hoặc người thân thích của trẻ làm thất lạc giấy chứng sinh mà hồ sơ sinh lưu tại bệnh viện không còn nên không thể cấp lại.
Tới đây, bạn đã biết về một số trường hợp có thể không có giấy chứng sinh để giải đáp không có giấy chứng sinh có khai sinh được không.
1.2. Quy định của pháp luật về không có giấy chứng sinh có khai sinh được không
Không có giấy chứng sinh có khai sinh được không được pháp luật quy định tại Điều 16, Luật Hộ tịch 2014. Chi tiết như sau:
“Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật nàyvào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.”
1.3. Phân tích quy định để giải đáp không có giấy chứng sinh có khai sinh được không
Đối chiếu với quy định nêu trên thì trong trường hợp không có giấy chứng sinh thì người đi đăng ký khai sinh phải cung cấp một trong hai văn bản thay thế cho giấy chứng sinh. Đó là:
- Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh;
- Giấy cam đoan về việc sinh, nếu không có người làm chứng.
Tức là, trong trường hợp người mẹ không sinh con tại tổ chức y tế thì không thể có giấy chứng sinh.
Nếu có người làm chứng về sự kiện sinh nở thì văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh là giấy tờ thay thế cho Giấy chứng sinh. Trường hợp không có người làm chứng thì người mẹ lập Giấy cam đoan về việc sinh. Giấy cam đoan này cũng có giá trị thay thế cho giấy chứng sinh.
Trách nhiệm và quy trình cam đoan, làm chứng được quy định tại các Điều 12, Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn bởi Điều 5, Thông tư 04/2020/TT-BTP. Cụ thể như sau:
“Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;
b) Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;
c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;
d) Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;
đ) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
e) Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;
g) Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;
h) Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;
i) Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Giấy tờ hộ tịch được cấp cho trường hợp đăng ký hộ tịch vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ, g và h khoản 1 Điều này đều không có giá trị và phải thu hồi, hủy bỏ.
3. Cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài bị xử lý như trên còn bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.
…
Điều 5. Trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật
1. Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.”
Như vậy, không có giấy chứng sinh CÓ đăng ký khai sinh được. Người đi đăng ký khai sinh sẽ nộp một trong hai giấy tờ để thay thế giấy chứng sinh. Đó là:
- Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh;
- Giấy cam đoan về việc sinh, nếu không có người làm chứng.
Tới đây, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi không có giấy chứng sinh cho khai sinh được không.
1.4. Tham khảo mẫu văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh
Trong trường hợp có người làm chứng về việc sinh, người đi đăng ký khai sinh sẽ nhờ người làm chứng lập văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh.
Hiện nay, pháp luật không có quy định và công bố mẫu văn bản này. Do đó, các địa phương sẽ áp dụng tùy nghi, thậm chí việc áp dụng cũng tùy thuộc vào từng cán bộ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Thông thường, mẫu văn bản này sẽ gồm các nội dung chính:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Thông tin về cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng ký khai sinh;
- Thông tin nhân thân của người làm chứng;
- Nội dung làm chứng;
- Mục đích sử dụng của văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh;
- Cam đoan và đề nghị;
- Địa danh, ngày tháng năm, chữ ký của người làm chứng.
Các bạn có thể tham khảo mẫu văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh dưới đây.
Mẫu văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh.
2. Kết luận không có giấy chứng sinh có khai sinh được không
Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một trong những nội dung quan trọng của đăng ký khai sinh. Đó là, không có giấy chứng sinh có khai sinh được không.
Ngày này, hầu hết trẻ em đều được sinh ra tại bệnh viện hoặc các tổ chức y tế khác. Khi đã sinh tại bệnh viện hoặc tổ chức y tế khác thì bao giời trẻ em cũng được bệnh viện hoặc tổ chức y tế khác cấp giấy chứng sinh. Vì vậy, các trường hợp không có giấy chứng sinh khá hãn hữu và thường phát sinh tại những vùng xâu, xùng xa, biên giới hải đảo, nơi tiếp cận dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn hoặc cũng có thể là trường hợp phụ nữ chuyển dạ khi chưa kịp tới bệnh viện, trạm xá.
Pháp luật về hộ tịch đã dự liệu các trường hợp đó và cho phép đăng ký khai sinh trong trường hợp không có giấy chứng sinh nhưng phải được thay thế bằng văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh hoặc giấy cam đoan của người sinh, nếu không có người làm chứng.
Quy định này đã mở ra hướng giải quyết đăng ký khai sinh cho nhiều trường hợp trẻ em, bảo đảm quyền được khai sinh, có họ, có tên và được học hành, được chăm sóc y tế và các quyền lợi khác của trẻ em, phù hợp với pháp luật của Việt Nam và Công ước thế giới về trẻ em mà Việt Nam là thành viên.
Rất vui được giải đáp không có giấy chứng sinh có khai sin được không cho các bạn và rất mong nhận được những câu hỏi, đề nghị giải đáp pháp luật từ các bạn!
Xem thêm: Thủ tục đăng ký khai sinh