Ly hôn với người nước ngoài ở đâu?

0
94

Ly hôn với người nước ngoài ở đâu là nội dung câu hỏi được nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu khi có ý định ly hôn với người nước ngoài.

Chắc rằng đa số các bạn tìm hiểu về ly hôn với người nước ngoài thì đều biết rằng khi ly hôn phải thực hiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Theo đó, người có yêu cầu ly hôn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ ly hôn và tới Tòa án để nộp đơn xin ly hôn. Sau khi tiếp nhận đơn ly hôn, Tòa án sẽ xác định vụ việc có hay không thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Nếu vụ việc ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án đã nhận đơn thì Tòa án thụ lý để giải quyết. Ngược lại, nếu vụ việc ly hôn không thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án thông báo cho người nộp đơn biết để nộp đơn ly hôn đúng Tòa án có thẩm quyền.

Như vậy, để được ly hôn với người nước ngoài thì trước hết các bạn phải xác định và nộp đơn ly hôn đúng Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.

Vậy câu hỏi đặt ra là ly hôn với người nước ngoài ở đâu?

1. Giải đáp ly hôn với người nước ngoài ở đâu

Để giúp các bạn hiểu rõ câu trả lời cho câu hỏi ly hôn với người nước ngoài ở đâu, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về ly hôn với người nước ngoài ở đâu;
  • Thực tiễn ly hôn với người nước ngoài ở đâu.

1.1. Quy định của pháp luật về ly hôn với người nước ngoài ở đâu

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành quy định về ly hôn với người nước ngoài ở đâu tại Khoản 1, Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 3, Điều 35, Khoản 1 Điều 37, điểm a Khoản 1 Điều 39, điểm a và c Điều 40. Chi tiết như sau:


“Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

…”


Như vậy, ly hôn với người nước ngoài ở đâu được chia làm các trường hợp sau:

  • Vợ chồng thuận tình ly hôn và cả hai đang cư trú ở Việt Nam

Nếu vợ chồng người Việt và người nước ngoài thuận tình ly hôn và cả hai đang cư trú ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên cư trú. Lúc này, vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vợ hoặc người chồng đang cư trú để thực hiện việc ly hôn.

  • Vợ chồng thuận tình nhưng người nước ngoài ở nước ngoài

Nếu vợ chồng thuận tình nhưng người nước ngoài đang cư trú tại nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền là Tòa án cấp tỉnh nơi người Việt Nam đang cư trú.

  • Đơn phương ly hôn nhưng người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam

Nếu là trường hợp đơn phương ly hôn với người nước ngoài mà người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam mà không có tranh chấp về tài sản hoặc có đương sự khác ở nước ngoài và không phải ủy thác tư pháp sang nước ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi người nước ngoài đang cư trú.

Ví dụ: A là người Việt Nam muốn đơn phương ly hôn với B là người nước ngoài. B đang thường trú hoặc tạm trú tại quận C, tỉnh D thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền là Tòa án nhân dân quận C.

  • Đơn phương ly hôn, người nước ngoài đang cư trú Việt Nam nhưng có đương sự, đối tượng tranh chấp ở nước ngoài hoặc phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài

Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân có thẩm quyền được xác định là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nơi người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Trường hợp người nước ngoài đang ở Việt Nam nhưng không xác định được nơi cư trú thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi người nước ngoài cư trú cuối cùng.

  • Đơn phương ly hôn mà người nước ngoài đang ở nước ngoài

Nếu là trường hợp đơn phương ly hôn với người nước ngoài mà người nước ngoài đang ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người Việt Nam đang cư trú.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về ly hôn với người nước ngoài ở đâu.

Ly hôn với người nước ngoài ở đâu?
Ly hôn với người nước ngoài ở đâu?

1.2. Thực tiễn ly hôn với người nước ngoài ở đâu

Trong thực tiễn, mọi người thường cho rằng có yếu tố nước ngoài là Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn với người nước ngoài.

Thực tế không phải như vậy. Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ giải quyết vụ việc ly hôn trong trường hợp cần ủy thác tư pháp ra nước ngoài như: Có đương sự ở nước ngoài, có tài sản tranh chấp ở nước ngoài, tranh chấp về người trực tiếp nuôi con khi ly hôn nhưng con lại đang ở nước ngoài hoặc phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài mới giải quyết được vụ việc ly hôn.

Các trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam và không có đương sự, đối tượng tranh chấp hoặc việc giải quyết vụ việc không cần phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thể thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Kết luận

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi ly hôn với người nước ngoài ở đâu.

Ly hôn với người nước ngoài được đánh giá là một trong những thủ tục hành chính cực kỳ phức tạp. Nếu đó là đơn phương ly hôn với người nước ngoài mà người nước ngoài cư trú tại nước ngoài thì còn phức tạp hơn rất nhiều. Bởi lẽ, trong trường hợp này Tòa án phải tiến hành ủy thác tư pháp ra nước ngoài. Quy trình và thủ tục ủy thác tư pháp ra nước ngoài tương đối phức tạp, đồng thời thường ít nhận được kết quả ủy thác khiến cho cán bộ Tòa án cũng ngại thực hiện.

Ngoài ra, nếu không có kết quả ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì thời hạn để bản án ly hôn có hiệu lực là 12 tháng, kể từ ngày Tòa tuyên án.

Chính vì vậy, khi ly hôn với người nước ngoài thì bạn nên trao đổi, thống nhất với người nước ngoài để thuận tình ly hôn là tốt nhất. Ngoài ra, bạn nên sử dụng dịch vụ làm ly hôn với người nước ngoài của đơn vị uy tín.

Rất mong được đồng hành cùng bạn ly hôn với người nước ngoài!

Xem thêm: Thủ tục ly hôn với người nước ngoài