Ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì?

0
111

Ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì là nội dung mà bạn nên tìm hiểu để việc ly hôn đạt kết quả tốt nhất.

Theo nhận xét và đánh giá của nhiều người thì ly hôn với Trung Quốc là một trong những thủ tục tố tụng phức tạp. Nếu đó là ly hôn với Trung Quốc đang cư trú tại nước ngoài thì thủ tục ly hôn trở nên đặc biệt phức tạp. Lúc này, Tòa án có thẩm quyền sẽ phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp sang quốc gia mà người Trung Quốc đang cư trú. Khi nhận được kết quả ủy thác tư pháp hoặc ủy thác tư pháp không có kết quả thì Tòa án mới giải quyết yêu cầu ly hôn của đương sự.

Trong trường hợp thuận tình ly hôn với người Trung Quốc thì thủ tục giải quyết ly hôn sẽ đơn giản hơn và thời gian giải quyết ly hôn cho vợ chồng cũng nhanh hơn.

Dù thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn thì chắc chắn người có yêu cầu sẽ phải chuẩn bị giấy tờ cần thiết.

Vậy câu hỏi đặt ra là ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải đáp toàn bộ vấn đề có liên quan tới câu hỏi ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì.

1. Giải đáp ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì

Ly hôn với người Trung Quốc được chia làm 02 thủ tục tố tụng, tùy theo việc ly hôn là thuận tình hay đơn phương như sau:

  • Thủ tục giải quyết vụ án ly hôn, nếu là ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương);
  • Thủ tục giải quyết việc ly hôn, nếu là ly hôn thuận tình.

Để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì;
  • Thực tiễn ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì.
Ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì? | ảnh minh họa
Ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì? | ảnh minh họa

1.1. Quy định của pháp luật về ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì

a) Trường hợp thuận tình ly hôn

Điều 362, Bộ luật tố tụng dân sự quy định về ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì, trong trường hợp thuận tình ly hôn như sau:


“Điều 362. Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự

1. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại Mục 2 Chương III của Bộ luật này.

Trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì có quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;

c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);

e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.”


Như vậy, trong trường hợp ly hôn thuận tình với người Trung Quốc thì vợ chồng sẽ phải có những giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thuận tình ly hôn;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu ly hôn của vợ chồng là có căn cứ và hợp pháp.

b) Trường hợp đơn phương ly hôn

Điều 189, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành quy định về ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì, trong trường hợp ly hôn đơn phương như sau:


“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.”


Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp đơn phương ly hôn với người Trung Quốc, người có yêu cầu ly hôn sẽ phải chuẩn bị giấy tờ, gồm có:

  • Đơn khởi kiện ly hôn;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu đơn phương ly hôn là có căn cứ và hợp pháp.

1.2. Thực tiễn ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì

Trong thực tiễn ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì sẽ cần những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện ly hôn hoặc đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (tải mẫu đơn tại đây);
  • Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc Giấy trích lục ghi chú kết hôn, trường hợp kết hôn tại Trung Quốc;
  • Giấy khai sinh của con chung;
  • Giấy tờ tùy thân của người Việt;
  • Hộ chiếu, chứng minh thư của người Trung Quốc;
  • Giấy tờ chứng minh về tài sản chung của vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân, giấy tờ về nghĩa vụ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Các giấy tờ khác để chứng minh cho yêu cầu ly hôn như: Hợp đồng lao động, bảo lương, sao kê tài chính để chứng minh về năng lực tài chính, nếu có tranh chấp về nuôi con…
  • Các giấy tờ khác có thể phải cung cấp như: Giấy tờ của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…

Tới đây, bạn đã được tìm hiểu quy định của pháp luật về thực tiễn ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì một cách đầy đủ và chính xác.

2. Kết luận ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm hơn chục năm hỗ trợ ly hôn với người Trung Quốc, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu và giải đáp câu hỏi ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì.

Ly hôn với người Trung Quốc được đánh giá là thủ tục hành chính cực kỳ phức tạp. Nếu đó là ly hôn đơn phương thì còn phức tạp hơn rất nhiều khi Tòa án phải ủy thác tư pháp sang nước ngoài. Chính vì tính chất phức tạp như vậy nên hầu hết các bạn thường sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín để được trợ giúp.

Chúng tôi tin rằng, với kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi đủ khả năng hỗ trợ bạn ly hôn với người Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất.

Rất vui được giải đáp ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì cho các bạn.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc

Video hướng dẫn Thủ tục kết hôn với người Trung Quốc