Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự

0
807

Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào?

Khi xã hội ngày càng phát triển, của cải và tài sản ngày càng tích lũy nhiều hơn, đồng thời các mối quan hệ cũng được rộng mở thì các tranh chấp trong đời sống xã hội cũng nhiều hơn.

Thông thường, để giải quyết các tranh chấp này, các bên có thể tự thương lượng với nhau hoặc hòa giải thông qua bên thứ ba. Nếu những biện pháp nêu trên không đạt được hiệu quả, các bên có thể khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại đối với các vụ việc về kinh doanh thương mại.

Khi các cơ quan tài phán này đã ra phán quyết cũng là lúc cần quan tâm tới tính tự nguyện thi hành các phán quyết này. Và một trong những nội dung mà nhiều người quan tâm, tìm hiểu đó chính là thủ tục thi hành án dân sự.

Vậy pháp luật về thi hàn án dân sự quy định như thế nào về thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự.

1. Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự

Để hiểu rõ hơn về thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự;
  • Thực tiễn thực hiện thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự.

1.1. Quy định của pháp luật về thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự

Thủ tục thi hành án dân sự được Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi năm 2014 quy định thành một chương. Điều này thể hiện sự quan trọng của thủ tục này trong việc thi hành các quyết định, bản án của Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.

Thủ tục thi hành án dân sự có thể nhìn nhận dưới góc độ của 02 chủ thể:

  • Thủ tục thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự;
  • Thủ tục thi hành án dân sự của đương sự.

Trong đó, đối với việc thi hành án thì đó là nghĩa vụ của cơ quan thi hành án mà được sự được thi hành án không cần phải thực hiện bất kỳ công việc gì.

Với mỗi chủ thể khác nhau thì sẽ nhìn nhận thủ tục này theo những góc cạnh khác nhau. Phần nội dung dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thủ tục này dưới góc độ là người yêu cầu thi hành án.

Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự có thể chia làm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đơn yêu cầu thi hành án và gửi đơn;
  • Bước 2: Cơ quan thi hành án ban hành quyết định thi hành án;
  • Bước 3: Cơ quan thi hành án xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
  • Bước 4: Cơ quan thi hành án tổ chức cưỡng chế thi hành án;
  • Bước 5: Thanh toán tiền thi hành án.

a) Chuẩn bị đơn yêu cầu thi hành án và gửi đơn yêu cầu thi hành án

Chuẩn bị đơn yêu cầu thi hành án và gửi đơn yêu cầu thi hành án được quy định tại các Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014 và tham khảo thêm quy định tại Điều 31, 32 (đã bị bãi bỏ). Chi tiết như sau:


“Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. 

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Điều 31. Đơn yêu cầu thi hành án

1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:

a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; 

b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

d) Nội dung yêu cầu thi hành án;

đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

2. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.

Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.

Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.

3. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này.

Điều 32. Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án

1. Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự;

b) Gửi đơn qua bưu điện.

2. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.”


Luật Thi hành án dân sự hiện hành cho phép người có yêu cầu thi hành án lựa chọn gửi đơn yêu cầu thi hành án hoặc trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án.

Phần lớn mọi người sẽ được đề nghị hoàn thiện đơn yêu cầu thi hành án và gửi trực tiếp cho cơ quan thi hàn án dân sự hoặc gửi qua đường bưu điện. Chỉ những trường hợp có khiếm khuyết hoặc già cả thì mới trình bày nguyên vọng thi hành án dân sự bằng lời nói.

Ngoài đơn yêu cầu thi hành án, người yêu cầu thi hành án cần chuẩn bị các tài liệu để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ như: Bản án, quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thương mại; tài liệu chứng minh khả năng thi hành án của người phải thi hành án  (nếu có).

Mời bạn tìm hiểu thêm việc chuẩn bị đơn thi hành án dân sự qua bài viết: Hướng dẫn viết đơn yêu cầu thi hàn án dân sự.

Tới đây bạn đã biết chuẩn bị đơn yêu cầu thi hành án và gửi đơn. Một trong những bước của thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự.

b) Cơ quan thi hành án ban hành quyết định thi hành án và gửi thông báo thi hành án

Sau khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án sẽ vào sổ nhận đơn để theo dẽo. Thủ trưởng cơ quan thi hành án sẽ phân công chấp hành viên thụ lý và giải quyết vụ việc thi hành án.

Tiếp theo, Thủ trưởng cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định thi hành án. Quyết định này sẽ được gửi về cho đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Tới đây bạn đã biết về quyết định thi hàn án dân sự. Một trong những bước của thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự.

Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự | Ảnh minh họa
Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự | Ảnh minh họa

c) Xác minh điều kiện thi hàn án

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự được quy định tại Điều 44, Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi năm 2014. Chi tiết như sau:


“Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án

1. Trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay.

Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh

Người có nghĩa vụ phải thi hành án có trách nhiệm thi hành bán án trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thi hành án. Sau thời hạn nêu trên, cơ quan thi hành án sẽ xác minh điều kiện thi hành án của người có nghĩa vụ.”


Như vậy, sau khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án và có Quyết định thi hành án thì chấp hành viên sẽ thông báo cho người phải thi hành án về thời gian tự nguyện thi hành án. Hết thời gian nêu trên, chấp hành viên sẽ xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Tới đây bạn đã biết xác minh điều kiện thi hành án dân sự. Một trong những bước của thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự.

d) Cưỡng chế thi hành án

Sau khi đã xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế để thi hành án.

Việc cưỡng chế sẽ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về trình tự thực hiện. Tùy thuộc vào điều kiện thi hành án của người phải thi hành án mà cơ quan thi hành án sẽ quyết định biện pháp cưỡng chế cho phù hợp. Một số biện pháp cưỡng chế thi hành án như: Trừ vào tiền lương hàng tháng, kê biên tài sản…

Chi tiết về cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 46, Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi năm 2014.


“Điều 46. Cưỡng chế thi hành án

1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.


Tới đây bạn đã biết cưỡng chế thi hành án dân sự. Một trong những bước của thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự.

e) Thanh toán tiền thi hành án – Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự

Sau khi đã tiến hành cưỡng chế thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ thanh toán số tiền thi hành án cho người được thi hành án. Tùy kết quả cưỡng chế thi hành án mà việc thanh toán sẽ được thực hiện cho phù hợp.

Ví dụ: Trừ vào tiền lương hàng tháng của người phải thi hành án thì hàng tháng người được thi hành án sẽ nhận được 1 khoản tiền được trích từ tiền lương của người phải thi hành án.

Nếu là trường hợp kê biên và bán đấu giá tài sản thì người được thi hành án có thể được trả số tiền là toàn bộ nghĩa vụ của người phải thi hành án.

Chi tiết về thứ tự thi hành án được quy định tại Điều 47, Luật Thi hành án nêu trên.


“Điều 47. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án

1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này, được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần;

b) Án phí;

c) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.

2. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:

a) Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;

b) Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào thì thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.

Số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.

3. Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án.

4. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, Chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”


Chi tiết về việc thanh toán mời bạn xem thêm: Thứ tự thanh toán tiền thi hành án dân sự.

Tới đây, bạn đã được tìm hiểu toàn bộ quy định của pháp luật về thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự.

1.2. Thực tiễn thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự

Quy định của pháp luật về thủ tục yêu cầu thi hàn án dân sự rất chặt chẽ và bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án.

Tuy nhiên, trong thực tiễn việc thi hành án dân sự cũng là một trong những vấn đề phức tạp mà có nhiều nguyên nhân dẫn tới trình trạng chậm thi hành án. Có những nguyên nhân khách quan nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan từ chuyên môn, trách nhiệm của chấp hành viên, cơ quan thi hành án.

Ngoài ra, nhận thức pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật của người dân còn chưa cao. Trong khi đó, chấp hành viên thì không sát sao với việc xác minh điều kiện thi hành án, cưỡng chế thi hành án. Do đó, trong thực tiễn thường xảy ra tình trạng người phải thi hành án tẩu tán tài sản, tránh phải thi hành án.

Ngoài ra, nhiều bản án không thể thi hành do người thi hành án không có điều kiện thi hành án.

Tới đây, bạn đã biết về thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự trên thực tế.

Đơn yêu cầu kiểm sát việc thi hành án | Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự
Đơn yêu cầu kiểm sát việc thi hành án | Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự

2. Kết luận thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật chúng ta đã tìm hiểu những quy định cơ bản nhất về thủ tục thi hành án dân sự.

Các bước nêu trên là quy trình chung để thi hành một bản án, quyết định đã được Tòa án hoặc Trọng tài thương mại tuyên và có giá trị để thi hành. Trong thực tế, có thể có những vấn đề phát sinh mà trong bài viết này chúng ta không thể tìm hiểu hết được.

Có thể nói thi hành án dân sự là vấn đề cực kỳ quan trọng mà các bên có tranh chấp không thể không quan tâm, tìm hiểu. Bản án có thể thi hành hay chỉ nằm trên giấy, tài sản có thể lấy lại được hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trong thực tế để có thể thi hành được một bản án dân sự cũng không phải điều dễ dàng.

Rất mong được đồng hành, hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục yêu cầu thi hàn án dân sự nhận được kết quả sớm nhất.

Xem thêm: Dịch vụ thi hành án dân sự nhanh