Ly hôn vắng mặt người nước ngoài

0
73

Ly hôn vắng mặt người nước ngoài như thế nào là nội dung mà bạn nên tìm hiểu để việc ly hôn vắng mặt đạt kết quả tốt nhất.

Ly hôn là điều không ai mong muốn xảy đến với mình trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi cuộc sống vợ chồng có nhiều vấn đề có thể nảy sinh mâu thuẫn, khiến cuộc sống hôn nhân rơi vào bế tắc, cũng là lúc vợ chồng tính tới chuyện ly hôn.

Ngoài lý do mâu thuẫn vợ chồng thì trong thực tiễn ly hôn với người nước ngoài còn có trường hợp kết hôn giả với người nước ngoài để ra nước ngoài định cư. Thế nhưng, khi thực hiện thủ tục phỏng vấn định cư tại nước ngoài thì có thể không nhận được kết quả phỏng vấn như mong muốn. Dẫn tới không đạt được nguyện vọng ra nước ngoài định cư nên việc ly hôn để giải quyết hậu quả của kết hôn giả cũng là một trong những trường hợp không hề hiếm khi ly hôn với người nước ngoài.

Đương nhiên, nếu người nước ngoài đồng ý ly hôn thì cả hai sẽ thuận tình ly hôn và thủ tục không quá phức tạp.

Thế nhưng, nếu người nước ngoài không đồng ý ly hôn hoặc không hợp tác hoặc không còn liên hệ được với người nước ngoài thì lúc này các bạn sẽ phải ly hôn đơn phương vắng mặt người nước ngoài.

Vậy ly hôn vắng mặt người nước ngoài như thế nào?

1. Tư vấn ly hôn vắng mặt người nước ngoài

Để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về ly hôn vắng mặt người nước ngoài, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Quy trình ly hôn vắng mặt người nước ngoài;
  • Khó khăn khi ly hôn vắng mặt người nước ngoài.
Ly hôn vắng mặt người nước ngoài
Ly hôn vắng mặt người nước ngoài

1.1. Quy trình ly hôn vắng mặt người nước ngoài

Kinh nghiệm thực tiễn, ly hôn vắng mặt người nước ngoài có quy trình sau:

  • Bước 1: Nộp đơn đề nghị ly hôn với người nước ngòai

Phần lớn các trường hợp ly hôn vắng mặt người nước ngoài thì đều là đơn phương ly hôn nên người có yêu cầu ly hôn sẽ soạn đơn khởi kiện ly hôn và chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ có liên quan để thực hiện việc ly hôn vắng mặt người nước ngoài.

Đặc biệt, người Việt Nam phải chuẩn bị được giấy tờ tùy thân của người nước ngoài như: Ảnh chụp trang hộ chiếu có mặt của người nước ngoài hoặc chứng minh thư của người nước ngoài hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ khác có chứa thông tin nhân thân của người nước ngoài. Đây là tài liệu quan trọng để Tòa án tiến hành ủy thác tư pháp sang nước ngoài.

  • Bước 2: Tòa án thông báo nộp tiền tạm ứng án phí và thụ lý

Khi đã tiếp nhận đơn khởi kiện ly hôn, Tòa án sẽ xem xét yêu cầu ly hôn có hay không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Nếu không thuộc thẩm quyền của Tòa án thì thông báo để người có yêu cầu biết. Ngược lại, nếu thuộc thẩm quyền thì Tòa án tiến hành thông báo để người có yêu cầu ly hôn nộp tiền tạm ứng án phí.

Sau khi người có yêu cầu ly hôn nộp tạm ứng án phí, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý yêu cầu ly hôn.

  • Bước 3: Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành thu thập các tài liệu, chứng cứ cần thiết như: Triệu tập đương sự lấy lời khai, xác minh tại nơi cư trú, ủy thác tư pháp ra nước ngoài…

  • Bước 4: Tòa án mở phiên Tòa tiến hành giải quyết vụ án ly hôn

Khi đã thu thập đủ tài liệu, chứng cứ cần thiết và hết thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ly hôn ra xét xử.

Sau phiên tòa, đương sự sẽ nhận được bản án của Tòa án. Nếu có kháng nghị hoặc kháng cáo thì bản án chưa có hiệu lực và cần được xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì bản án có hiệu lực.

Trên đây là toàn bộ quy trình ly hôn vắng mặt người nước ngoài.

1.2. Khó khăn khi ly hôn vắng mặt người nước ngoài

Kinh nghiệm thực tiễn, ly hôn vắng mặt người nước ngoài là thủ tục ly hôn cực kỳ phức tạp, bởi các lý do sau:

  • Khó khăn khi Tòa án ủy thác tư pháp ra nước ngoài

Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của ly hôn vắng mặt người nước ngoài mà người nước ngoài không còn cư trú tại Việt Nam. Nếu người nước ngoài không còn cư trú tại Việt Nam thì Tòa án sẽ phải tiến hành ủy thác tư pháp tới quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch để thu thập chứng cứ.

Thực tế, rất ít trường hợp nhận được kết quả ủy thác tư pháp ra nước ngoài. Do không nhận được kết quả ủy thác tư pháp ra nước ngoài nên Tòa án phải chờ đúng 9 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án thì mới được mở phiên tòa.

  • Thời hạn để bản án có hiệu lực

Trường hợp ủy thác tư pháp ra nước ngoài mà không nhận được kết quả, sau 09 tháng kể từ ngày thụ lý Tòa án mới được mở phiên tòa để xét xử vụ án ly hôn. Sau khi Tòa tuyên án, bản án của Tòa chỉ có hiệu lực sau 12 tháng, kể từ ngày Tòa tuyên án mà không có kháng cáo, kháng nghị.

  • Ngại thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp ra nước ngoài

Một khó khăn thường thấy đối với thủ tục ly hôn vắng mặt người nước ngoài là tâm lý ngại phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp ra nước ngoài. Bởi lẽ, như đã trình bày ở trên thì đây là thủ tục cực kỳ phức tạp khi phải thông qua nhiều cơ quan như: Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, cơ quan đại diện của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch…

Tới đây, bạn đã được tìm hiểu toàn bộ những nội dung của ly hôn vắng mặt người nước ngoài.

2. Kết luận

Như vậy, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ ly hôn với người nước ngoài, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu và làm rõ nội dung ly hôn vắng mặt người nước ngoài.

Có thể nói chỉ có thuận tình ly hôn với người nước ngoài mới là thủ tục dễ thực hiện. Trường hợp ly hôn vắng mặt người nước ngoài là một trong những thủ tục tố tụng phức tạp mà gần như các bạn khó có thể tự mình thực hiện.

Do đó, khi ly hôn với người nước ngoài thì bạn nên trao đổi, thuyết phục để cả hai bên thuận tình ly hôn. Trường hợp, không còn liên hệ với người nước ngoài hoặc không thuyết phục được người nước ngoài thì nên thuê đơn vị uy tín để hỗ trợ ly hôn với người nước ngoài vắng mặt.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn!

Xem thêm: Thủ tục ly hôn với người nước ngoài