Công chức có được kết hôn với người nước ngoài không?

0
368

Theo quy định của pháp luật thì liệu rằng công chức có được kết hôn với người nước ngoài không?

Nếu không phải cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động, làm việc trong lực lượng vũ trang thì có lẽ khi tìm hiểu về kết hôn với người nước ngoài, điều các bạn quan tâm nhiều nhất chỉ là giấy tờ cần chuẩn bị và quy trình nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký kết hôn.

Thế nhưng, nếu các bạn là công chức thì việc đầu tiên các bạn cần phải quan tâm, tìm hiểu lại là các bạn có được phép kết hôn với người nước ngoài hay không, trước khi các bạn tìm hiểu và bắt tay và việc chuẩn bị các giấy tờ cần thiết. Nếu quy định của pháp luật không cho phép công chức kết hôn với người nước ngoài thì đương nhiên bạn có chuẩn bị giấy tờ cũng không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận và giải quyết đăng ký kết hôn. Và nếu không được pháp luật cho phép thì liệu rằng có phải xin nghỉ việc để không còn là công chức hay không.

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải đáp cho câu hỏi công chức có được kết hôn với người nước ngoài không?

1. Giải đáp công chức có được kết hôn với người nước ngoài hay không

Để có giải đáp cho câu hỏi công chức có được kết hôn với người nước ngoài không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về công chức có được kết hôn với người nước ngoài không?;
  • Quy định của pháp luật về hồ sơ của công chức đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
  • Thực tiễn công chức có được kết hôn với người nước ngoài không.

Từ những quy định nêu trên, chúng ta sẽ cùng phân tích và kết luận công chức có được kết hôn với người nước ngoài không.

1.1. Quy định của pháp luật công chức có được kết hôn với người nước ngoài không?

Công chức có được kết hôn với người nước ngoài hay không được quy định tại Điều 39, Điều 3, Bộ luật dân sự 2015, Điều 8 và Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2015. Chi tiết như sau:


“Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

“Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

…”


Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên thì kết hôn là quyền nhân thân của cá nhân được Nhà nước và pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ. Công dân chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn là có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn, đồng thời việc thực hiện quyền kết hôn không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Bài viết khác:  Thủ tục kết hôn với người nước ngoài 2022

Do công chức là người làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chinh trị, chính trị – xã hội và có đặc thù là được tiếp cận với những thông tin, tài liệu, bí mật của cơ quan, tổ chức và gắn liền với ợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Có những vị trí công tác đặc thù của công chức mà những người đang công tác tại vị trí đó nếu kết hôn với người nước ngoài có thể tiềm ẩn nguy cơ làm ảnh hưởng tới bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ. Chính vì vậy, pháp luật sẽ có những quy định ràng buộc nghĩa vụ của công chức đang làm việc tại những vị trí công tác đặc thù đó.

Công chức có được kết hôn với người nước ngoài không? | ảnh minh họa
Công chức có được kết hôn với người nước ngoài không? | ảnh minh họa

1.2. Quy định của pháp luật về hồ sơ của công chức đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Cụ thể hóa những vấn đề đã nêu, Điều 30, Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ đã quy định về trường hợp công chức kết hôn với người nước ngoài như sau:


“Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”


Như vậy, để kết hôn với người nước ngoài thì công chức cần phải có văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý họ xác nhận rằng việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

Bài viết khác:  Thủ tục kết hôn với người nước ngoài 2021

Như vậy, câu trả lời của câu hỏi công chức có được kết hôn với người nước ngoài không là công chức CÓ ĐƯỢC kết hôn với người nước ngoài nếu đơn vị đang công tác cho phép kết hôn với người nước ngoài. Việc cho phép phải được thể hiện bằng văn bản xác nhận người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành.

1.2. Thực tiễn công chức có được kết hôn với người nước ngoài không?

Trong thực tiễn, nếu các bạn là công chức làm việc hoặc phục vụ tại những cơ quan, đơn vị đặc thù về bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng thì bao giờ cũng sẽ được phổ biến về việc kết hôn với người nước ngoài nếu cơ quan, đơn vị đó không cho phép kết hôn với người nước ngoài.

Trường hợp nếu chỉ là công chức làm việc tại những cơ quan, đơn vị không liên quan tới bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng thì các bạn sẽ làm đơn gửi tới thủ trưởng cơ quan đơn vị để đề nghị xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó và sẽ bổ sung văn bản đó trong hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trong thực tế, không phải cơ quan, đơn vị nào cũng xác nhận nội dung như vậy. Thông thường, cơ quan đơn vị sẽ cần thời gian để tìm hiểu và xin ý kiến của cấp trên hoặc đề nghị công chức gửi văn bản tới cấp trên. Điều này sẽ khiến công chức mất khá nhiều thời gian chờ đợi.

Bài viết khác:  Có nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài được không?

Tuy nhiên, để bảo đảm tuân thủ pháp luật thì công chức cần phải thực hiện công việc này trước khi chuẩn bị các giấy tờ khác khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài, tránh việc tự ý kết hôn với người nước ngoài mà chưa xin ý kiến của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, phải đối diện với trách nhiệm kỷ luật.

Visa sang nước ngoài kết hôn | Công chức có được kết hôn với người nước ngoài không?
Visa sang nước ngoài kết hôn | Công chức có được kết hôn với người nước ngoài không?

2. Kết luận về công chức có được kết hôn với người nước ngoài không

Như vậy, đối chiếu theo các quy định của pháp luật thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và giải đáp câu hỏi công chức có kết hôn với người nước ngoài được không.

Tùy từng vị trí công chức đang làm việc mà cơ quan, đơn vị quản lý công chức sẽ xác nhận việc công chức kết hôn với người nước ngoài có hay không trái với quy định của ngành đó. Văn bản xác nhận này sẽ là cơ sở để cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký kết hôn cho công chức với người nước ngoài.

Thực tế, nếu làm việc tại những vị trí cần bảo đảm bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng thì hầu hết công chức đã được phổ biến về việc kết hôn với người nước ngoài ngay trước khi bắt đầu công việc.

Rất mong được giải đáp câu hỏi công chức có được kết hôn với người nước ngoài không, cũng như hỗ trợ bạn kết hôn với người nước ngoài đạt kết quả tốt nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất

Video hướng dẫn Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất