Người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn?

0
41

Người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn là nội dung câu hỏi mà các bạn nên tìm hiểu để việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài đạt kết quả tốt nhất.

Thông thường, khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì người nước ngoài sẽ phải nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.

Việt Nam không có visa với mục đích để đăng ký kết hôn. Vì vậy, người nước ngoài sẽ xin bất kỳ loại visa nào thuận tiện nhất tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, trừ trường hợp được miễn thị thực theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc do Việt Nam đơn phương miễn thị thực.

Khi xin visa sẽ đặt ra vấn đề thời hạn của visa là bao nhiêu ngày là đủ. Ngoài ra, nếu người nước ngoài còn đang học tập, làm việc thì cũng sẽ phải sắp xếp thời gian, công việc và xin nghỉ phép. Lúc này, các bạn sẽ phát sinh câu hỏi người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn?

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu toàn bộ những vấn đề có liên quan tới câu hỏi người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn.

1. Giải đáp người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn

Để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn;
  • Thực tiễn giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài của các địa phương;
  • Giải đáp người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn;
  • Làm thế nào để đăng ký kết hôn với người nước ngoài nhanh.

1.1. Quy định người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn

Quy định của pháp luật về quy trình giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài được quy định tại Khoản 2, 3, 4, Điều 38, Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn bởi Điều 31, 32, Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Chi tiết các quy định này như sau:


“Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định nàythì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.

Điều 32. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch.

Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.

3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.”


Như vậy, thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam là 13 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Ngày làm việc là các ngày từ thứ Hai tới thứ Sáu, không tính ngày nghỉ cuối tuần thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ khác theo quy định như: Nghỉ lễ quốc khánh, nghỉ lễ ngày 30/4 và 1/5.

Quy định của pháp luật về người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn?
Quy định của pháp luật về người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn?

1.2. Thực tiễn giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài của các địa phương

Trong thực tiễn, các địa phương thường áp dụng thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam là 15 ngày làm việc, theo quy định tại Điều 38 Luật Hộ tịch mà không áp dụng 13 ngày làm việc, theo quy định của văn bản hướng dẫn.

Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền cũng chỉ trả kết quả vào đúng ngày làm việc cuối cùng của thời hạn 15 ngày làm việc. Thêm vào đó, trong quá trình thẩm tra hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có thể xác minh và thời gian xác minh không tính vào thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Do đó, có thể có trường hợp các bạn sẽ nhận kết quả đăng ký kết hôn với người nước ngoài muộn hơn thời hạn quy định.

1.3. Giải đáp người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn

Người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn sẽ gồm các khoảng thời gian sau:

  • Thời gian chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn và nộp hồ sơ;
  • Thời gian cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn.

Trong thực tiễn, tùy việc kết hôn với người nước ngoài là công dân của quốc gia nào mà các bạn sẽ mất thêm thời gian chuẩn bị hồ sơ. Thông thường, khi người nước ngoài sang Việt Nam thì kiểu gì cả hai cũng mất thời gian khám sức khỏe kết hôn, thời gian dịch thuật các loại giấy tờ và thời gian hoàn thiện hồ sơ đăng ký kết hôn. Thông thường, khoản thời gian này từ 3 tới 7 ngày làm việc, tùy vào việc kết hôn với công dân của từng quốc gia.

Còn thời gian cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn thì các bạn đã được tìm hiểu bên trên. Thời gian này là tùy từng địa phương và thông thường là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn sẽ là từ 18 cho tới 22 ngày làm việc, kể từ khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Ngày làm việc là các ngày từ thứ Hai tới thứ Sáu, không tính ngày nghỉ cuối tuần thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ khác theo quy định

1.4. Làm thế nào để kết hôn với người nước ngoài nhanh

Để kết hôn với người nước ngoài nhanh, các bạn có thể thực hiện theo những cách sau:

  • Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài

Theo quy định của pháp luật thì một trong hai bên có thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt bên còn lại mà cũng không cần văn bản ủy quyền. Khi nhận kết quả đăng ký kết hôn thì bắt buộc cả hai bên phải có mặt.

Chính vì vậy, các bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài. Khi tới ngày trả kết quả, người nước ngoài mới sang Việt Nam để nhận Giấy chứng nhận kết hôn.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý là trong thực tiễn một số địa phương có thể không cho phép bạn nộp hồ sơ vắng mặt người nước ngoài với lý do muốn kiểm tra chữ ký của trong tờ khai đăng ký kết hôn có đúng không, muốn hỏi một số thôn tin…

Thêm vào đó, trong quá trinhg giải quyết đăng ký kết hôn nên cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu cả hai bên nam, nữ có mặt để xác minh. Vì vậy, người nước ngoài vẫn sẽ phải sang Việt Nam.

  • Sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín

Nếu không am hiểu và không muốn đi lại nhiều lần thì bạn có thể sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín.

Thông thường, đơn vị này sẽ hỗ trợ các bạn chuẩn bị đúng, đủ giấy tờ cần thiết, giúp bạn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài và nhận kết quả đăng ký kết hôn trong thời gian phù hợp với mong muốn của các bạn.

Làm đăng ký kết hôn nhanh | Người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn?
Làm đăng ký kết hôn nhanh | Người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn?

2. Kết luận người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã cùng nhau tìm hiểu toàn bộ những nội dung có liên quan tới người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn.

Tìm hiểu người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn là công việc cần thiết để các bạn có thể tính toán được khoảng thời gian người nước ngoài phải ở Việt Nam để đăng ký kết hôn. Biết được những thông tin này sẽ giúp người nước ngoài xin loại visa phù hợp để nhập cảnh vào Việt Nam, cũng như sắp xếp thời gian, công việc sao cho phù hợp.

Trường hợp không thể ở Việt Nam trong thời gian theo quy định của pháp luật và thực tiễn thì các bạn có thể sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín để được trợ giúp.

Tin rằng, với bề dầy hơn chục năm trong lĩnh vực, chúng tôi đủ tự tin có thể hỗ trợ bạn nhận được Giấy chứng nhận kết hôn trong thời gian phù hợp.

Rất vui được giải đáp người nước ngoài phải ở Việt Nam bao lâu để kết hôn cho bạn.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất