Trình tự xin nhập quốc tịch Việt Nam là nội dung bạn nên tìm hiểu trước khi thực hiện thủ tục nhập quốc tịch. Điều này giúp bạn hình dung được những việc cần phải làm trên thực tế.
Nhiều năm trước đây, khi nói tới nhập quốc tịch Việt Nam thì đa số mọi người đều cảm thấy ngạc nhiên. Vì lẽ, khi đó đất nước chúng ta còn rất nghèo, thu hút được người nước ngoài chấp nhận vào Việt Nam đầu tư, làm việc đã khó, chứ chưa nói tới vấn đề người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam.
Thế nhưng, vị thế của Việt Nam đã thay đổi nhiều trong những năm gần đây. Từ chỗ là quốc gia kém phát triển Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển. Thậm chí, Việt Nam đã trở thành một trong những nơi đáng sống trên thế giới, bởi sự ổn định về chính trị, an toàn và đặc biệt cư dân vô cùng thân thiện.
Vì lẽ đó mà giờ đây, không ít người nước ngoài có nhu cầu nhập quốc tịch Việt Nam để được hưởng những đặc quyền mà pháp luật Việt Nam chỉ dành cho công dân của mình. Vậy trong trường hợp muốn nhập quốc tịch Việt Nam, họ sẽ phải thực hiện theo trình tự như thế nào?
1. Trình tự xin nhập quốc tịch Việt Nam
Có nhiều cách để phân loại những công việc phải làm thành trình tự. Theo Anzlaw, người xin nhập quốc tịch sẽ cần thực hiện theo những tình tự sau:
1.1. Xác định các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam
Trên thực tế, có nhiều người cho rằng đây không phải trình tự thực hiện. Tuy nhiên, quan điểm của Anzlaw cho rằng, đây chính là một trong những công việc mà người xin nhập quốc tịch phải thực hiện, thậm chí cần làm ngay từ thời điểm ban đầu.
Bởi lẽ, đơn giản rằng bạn muốn nhập quốc tịch thì phải đáp ứng đủ các điều kiện. Nếu không có đủ các điều kiện thì tất yếu bạn không thể chuẩn bị đủ giấy tờ theo quy định, đồng thời chắc chắn cũng không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận cho mang quốc tịch Việt Nam.
So với việc nhập quốc tịch của các nước như Anh, Mỹ hay các nước phát triển khác thì điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam không quá khó khăn. Thế nhưng, có một điều kiện tiên quyết khiến không ít người nước ngoài đắn đo. Đó chính là điều kiện người nước ngoài phải thôi quốc tịch nước ngoài.
Bạn vui lòng tham khảo thêm về nội dung này qua bài viết Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam.
1.2. Chuẩn bị hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam
Đây là trình tự tiếp theo mà người xin nhập quốc tịch Việt Nam cần thực hiện.
Kinh nghiệm cho thấy, việc hoàn thiện đúng, đủ giấy tờ theo quy định không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được. Với những người có kiến thức pháp lý thì việc hoàn thiện hồ sơ có thể gặp chút vướng mắc nhưng không quá khó khăn để giải quyết. Thế nhưng, với những ai không am hiểu về các thủ tục giấy tờ hành chính thì đây thực sự là thử thách.
Về nguyên tắc, cứ điều kiện nhập quốc tịch nào thì giấy tờ chứng minh tương ứng. Có những điều kiện mang tính chất định tính thì chỉ cần nộp đúng loại giấy tờ mà không cần quan tâm tới tính định lượng.
Ngoài ra, hình thức của giấy tờ cũng là vấn đề mà người xin nhập quốc tịch cần lưu ý. Với nền hành chính còn nhiều bất cập như ở Việt Nam thì giấy tờ ngoài đảm bảo về mặt nội dung còn phải đúng theo biểu mẫu mà pháp luật quy định. Trong đó, tính hợp pháp về lãnh sự là bắt buộc. Đây chính là thủ tục hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự mà mọi người thường hay nhắc tới.
Về hồ sơ xin nhập quốc tịch, bạn vui lòng tìm hiểu thêm tại đây.
1.3. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Tiếp ngay sau việc chuẩn bị hồ sơ chính là việc nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Công việc này tương đối đơn giản. Nếu đang cư trú tại Việt Nam thì người xin nhập quốc tịch nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi đang cư trú. Trường hợp người xin nhập quốc tịch đang cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia nơi họ có cư trú.
Tại cơ quan này, người xin nhập quốc tịch sẽ tiến hành nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật. Người xin nhập quốc tịch sửa đổi, bổ sung giấy tờ nếu có sai sót hoặc nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ.
1.4. Thôi quốc tịch nước ngoài – Trình tự xin nhập quốc tịch Việt Nam
Khi đã hoàn tất việc nộp hồ sơ, người xin nhập quốc tịch sẽ chờ phản hồi từ cơ quan có thẩm quyền. Sau khi phối hợp với các cơ quan chuyên môn, hồ sơ sẽ được gửi tới Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp sẽ kiểm tra lại hồ sơ một lần nữa, nếu người xin nhập quốc tịch đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì thông báo bằng văn bản để người xin nhập quốc tịch làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài.
Ngay sau khi nhận được văn bản này, người xin nhập quốc tịch cần khẩn trương thôi quốc tịch nước ngoài. Thủ tục xin thôi quốc tịch của mỗi quốc gia sẽ có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung đều cực kỳ phức tạp và kéo dài. Bởi lẽ, người xin thôi quốc tịch cần phải hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ với quốc gia mà họ đang có quốc tịch, đồng thời chờ đợi cơ quan chuyên môn xác minh trong thời gian khá dài.
1.5. Trình tự cuối cùng, nộp giấy tờ thôi quốc tịch và chờ đợi kết quả xin nhập quốc tịch Việt Nam
Đây là việc làm cuối cùng trong trình tự xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Khi đã hoàn tất việc xin thôi quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp ngay văn bản thôi quốc tịch cho Bộ Tư pháp Việt Nam và chờ đợi kết quả giải quyết xin nhập quốc tịch.
Văn bản thôi quốc tịch cũng cần phải chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự trước khi nộp cho Bộ Tư pháp.
Sau cùng, khi nhận Quyết định cho phép mang quốc tịch Việt Nam, người xin nhập quốc tịch cần kiểm tra kỹ toàn bộ thông tin nhân thân trong quyết định.
2. Nhận xét trình tự xin nhập quốc tịch Việt Nam
Như vậy, Anzlaw đã giải đáp xong trình tự xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Nhập quốc tịch Việt Nam cũng được đánh giá là thủ tục có yếu tố nước ngoài tương đối phức tạp mà nếu không nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thì người xin nhập quốc tịch có thể gặp phải những vướng mắc nhất định.
Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn hoặc người thân thực hiện trình tự xin nhập quốc tịch Việt Nam!
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất