Hướng dẫn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

0
4684

Hướng dẫn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự như thế nào?

Mặc dù luôn được cải cách tuy nhiên thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn được đánh giá là khá phức tạp, người thực hiện khó có thể tiếp cận thông tin chính xác và được hướng dẫn tỉ mỉ. Hợp pháp hóa lãnh sự chính là một trong những thủ tục mà được nhiều bạn phản ánh là khá khó khăn để tự thực hiện.

Trong nội dung bài viết này, Anzlaw sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện thủ tục này một cách chính xác. Tin rằng, chỉ cần đọc kỹ bài viết và thực hiện theo đúng hướng dẫn, bạn sẽ nhận được kết quả hợp pháp hóa lãnh sự như mong muốn.

Nhằm giúp các bạn dễ dàng nắm bắt nội dung bài viết, Anzlaw xin trích dẫn một đề nghị tư vấn của một khách hàng đã được Công ty hỗ trợ thành công.

1. Đề nghị hướng dẫn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự


Xin chào công ty!

Sếp của tôi là người Nhật Bản và đang làm hồ sơ xin giấy phép lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, cơ quan cấp giấy phép lao động của Việt Nam có thông báo bằng tốt nghiệp đại học của sếp tôi chưa được hợp pháp hóa lãnh sự nên không thể sử dụng được tại Việt Nam.

Tôi muốn nhờ ANZLAW giải đáp giúp hợp pháp hóa lãnh sự là gì và hướng dẫn chúng tôi về thủ tục này.

Trân trọng cảm ơn!

Hướng dẫn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
Hướng dẫn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự


2. Anzlaw hướng dẫn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Trước hết, xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị hướng dẫn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự về cho Công ty. Đây là lời động viên vô cùng ý nghĩa đối với đội ngũ luật sư và chuyên viên của Anzlaw.

Bài viết khác:  Giấy tờ của nước ngoài cần làm gì để dùng tại Việt Nam?

Đối với câu hỏi của bạn, Anzlaw xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Việc cơ quan có thẩm quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép lao động cho sếp của bạn với lý do bằng cấp của sếp bạn chưa được hợp pháp hóa lãnh sự là có căn cứ.

Bởi lẽ, giấy tờ của nước ngoài không đương nhiên có giá trị sử dụng tại Việt Nam mà cần phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chứng nhận lãnh sự và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự.

2.1. Vậy hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Điều 2, Nghị định 111/2011/NĐ-CP Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự có quy định như sau:

“Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.”

Như vậy, hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục hành chính do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện để chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Căn cứ vào quy định nêu trên, bằng tốt nghiệp đại học của sếp bạn muốn sử dụng tại Việt Nam thì cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, khi đó cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ căn cứ theo yêu cầu của sếp bạn và tiến hành các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa bằng tốt nghiệp đại học của sếp bạn.

Bài viết khác:  Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Lưu ý, trước khi xin hợp pháp hóa lãnh sự bằng tốt nghiệp đại học tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, sếp bạn cần phải xin chứng nhận lãnh sự bằng tốt nghiệp đại học đó tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản trước.

2.2. Hướng dẫn thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Để thực hiện thủ tục này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự, hồ sơ cần chuẩn bị và trình tự thực hiện.

a) Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự

Một trong những cơ quan sau là cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của nước ngoài để giấy tờ đó có thể sử dụng tại Việt Nam.

  • Cơ quan Đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài;
  • Cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài;
  • Cục Lãnh sự- Bộ Ngoại giao Việt Nam;
  • Sở ngoại vụ địa phương ở một số tỉnh thành.

b) Hồ sơ cần chuẩn bị để hợp pháp hóa lãnh sự

– 01 Tờ khai đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự;

– 01 Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu);

– Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự;

– 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự;

Bài viết khác:  Hồ sơ đề nghị chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự

– Bản dịch giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự, trường hợp giấy tờ không phải tiếng Anh.

c) Trình tự thực hiện

Khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nói trên, người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự có mặt tại cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

Tại đây, giống như hầu hết các thủ tục khác, bạn xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp hồ sơ cho chuyên viên. Chuyên viên sẽ tiếp nhận hồ sơ từ bạn, kiểm tra từng giấy tờ. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu hẹn trả kết quả. Ngược lại, chuyên viên có trách nhiệm thông báo cho người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự để họ hoàn thiện lại hồ sơ.

Thời hạn giải quyết việc hợp pháp hóa là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tuy nhiên, nếu giấy tờ của bạn có vấn đề thì thời hạn có thể kéo dài.

3. Kết luận hướng dẫn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Anzlaw về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.

Đọc thì có vẻ đơn giản nhưng khi bắt tay vào thực hiện người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự có thể gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định. Trường hợp không tự tin có thể thực hiện được thủ tục này hoặc không có nhiều thời gian đi lại, bạn nên tìm tới đơn vị uy tín trong lĩnh vực này để được hỗ trợ.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Anzlaw để được giải đáp, hỗ trợ.

Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Thủ tục chứng nhận lãnh sự giấy tờ