Đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản

0
151

Đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản như thế nào là nội dung mà bạn nên tìm hiểu để việc đăng ký kết hôn đạt kết quả tốt nhất.

Trong nhiều bài viết trước đây về kết hôn với người Nhật Bản, chúng tôi đã chỉ ra rằng, cặp đôi có thể đăng ký kết hôn tại một trong những cơ quan có thẩm quyền sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
  • Cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản;
  • Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thứ ba.

Nếu đang cư trú tại Nhật Bản thì các bạn có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản. Các trường hợp còn lại thì các bạn nên lựa chọn kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam. Cụ thể, đó là UBND cấp huyện, nơi người Việt thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống.

Tất nhiên, để đăng ký kết hôn tại cơ quan này thì cặp đôi sẽ phải chuẩn bị giấy tờ cần thiết rồi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.

Vậy thời gian để đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam là bao nhiêu ngày và có đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản được không?

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu toàn bộ những nội dung có liên quan tới đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản.

1. Tư vấn đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản

Để giúp các bạn dễ hình dung, hiểu rõ và hiểu đúng về đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nội dung sau:

  • Quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam;
  • Thời gian giải quyết việc đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam;
  • Đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản

1.1. Quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

Khi hiểu được quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản, chúng ta sẽ hình dung được toàn bộ những việc mà cặp đôi sẽ phải làm. Khi đã hình dung được những việc sẽ phải làm thì chúng ta sẽ biết được liệu rằng có đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản được không và nếu có thì làm như thế nào.

Quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được quy định tại Điều 10, Điều 38, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành và được hướng dẫn bởi Khoản 3, Điều 2, Điều 30, 31, 32, Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Trong thực tiễn, quy trình này sẽ gồm các bước sau:

  • Bước 1: Hai bên nam và nữ chuẩn bị những giấy tờ cần thiết;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú;
  • Bước 3: Nhận kết quả thủ tục đăng ký kết hôn.
Bài viết khác:  Giấy tờ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

Về chuẩn bị những giấy tờ cần thiết, bạn có thể tham khảo bài viết: Giấy tờ kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Đây là bài viết mà chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết nam, nữ người Việt và người Nhật chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Sau khi có đầy đủ giấy tờ cần thiết, người đi đăng ký kết hôn sẽ có mặt tại UBND cấp huyện, nơi người Việt đang cư trú để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.

Nếu hồ sơ đúng, đủ thì chuyên viên trong cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và cấp phiếu hẹn trả kết quả cho người đi đăng ký kết hôn. Ngược lại, nếu hồ sơ có thiếu sót thì thông báo để người đi đăng ký kết hôn khắc phục, hoàn thiện.

Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là 15 ngày làm việc, tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Tới lịch trả kết quả, cả hai bên người Việt và người Nhật phải có mặt để ký và nhận Giấy chứng nhận kết hôn.

1.2. Thời gian giải quyết việc đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

Thời gian giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài nói chung được quy định tại Điều 38, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành và được hướng dẫn bởi Khoản 1, Khoản 2, Điều 31 và Khoản 1, Điều 32, Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Theo đó, thời hạn để cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài, trong đó có người Nhật Bản là 13 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Trong đó, 10 ngày đầu tiên, Phòng Tư pháp sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Chủ tịch UBND ký Giấy chứng nhận kết hôn và 03 ngày để trao Giấy chứng nhận kết hôn cho công dân và người nước ngoài. Chi tiết như sau:


Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Bài viết khác:  Kết hôn với người Nhật Bản mất bao lâu?

Điều 32. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.


Trong thực tiễn, các địa phương thường áp dụng thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn. Đồng thời, chỉ trả kết quả vào ngày cuối cùng của thời hạn.

Ngoài ra, thông thường cặp đôi sẽ mất thêm 05 ngày làm việc để có thể hoàn tất việc chuẩn bị giấy tờ cho người Nhật Bản và hoàn thiện hồ sơ đăng ký kết hôn.

Như vậy, tổng thời gian từ lúc bắt đầu cho tới khi nhận được Giấy chứng nhận kết hôn với người Nhật Bản sẽ cần khoảng thời gian 20 ngày làm việc, không tính thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ.

Tờ khai đăng ký kết hôn | Đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản
Tờ khai đăng ký kết hôn | Đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản

1.3. Đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản

Nếu người Nhật đang cư trú tại Việt Nam thì thời hạn đăng ký kết hôn không phải vấn đề cần sự quan tâm của cả hai. Bởi lẽ, sau khi nộp xong hồ sơ, cả hai chỉ cần chờ tới ngày trả kết quả để tới nhận Giấy chứng nhận kết hôn.

Thế nhưng, nếu người Nhật Bản đang cư trú tại Nhật Bản thì khoảng thời gian 20 ngày làm việc, tương đương với 1 tháng để ở Việt Nam đăng ký kết hôn là điều không hề đơn giản để thu xếp thời gian và công việc.

Vậy có thể đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản không?

Khoản 1, Điều 2, và Khoản 5, Điều 3, Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc ủy quyền đăng ký kết hôn và nhận kết quả đăng ký kết hôn như sau:


Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch

1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

Điều 3. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch

5. Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con, cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt.


Đối chiếu với quy định nêu trên, khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản thì không cần có mặt của người Nhật Bản nhưng khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì bắt buộc hai bên nam, nữ phải có mặt.

  • Có nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản được không?
Bài viết khác:  Thủ tục đăng ký kết hôn bên Nhật

Quy định của pháp luật cho phép nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản. Thế nhưng, thực tiễn để có thể nộp hồ sơ vắng mặt người Nhật Bản là điều không hề dễ dàng.

Tại sao lại vậy?

Bởi lẽ, để có thể nộp hồ sơ vắng mặt người Nhật Bản thì người Nhật Bản cần phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ từ bên Nhật, đồng thời phải chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự tại Nhật Bản. Ngoài ra, trong thành phần hồ sơ đăng ký kết hôn có nhiều loại giấy tờ rất khó chuẩn bị nếu người Nhật Bản không có mặt tại Việt Nam như:

– Bản sao hộ chiếu của người Nhật Bản;

– Tờ khai đăng ký kết hôn có chữ ký của người Nhật Bản;

– Giấy khám sức khỏe kết hôn.

Ngoài ra, nền hành chính công của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng cán bộ, công chức gây khó khăn, nhũng nhiễu không phải chuyện hiếm gặp. Đa số công chức tiếp nhận hồ sơ đều yêu cầu cả hai sẽ phải có mặt khi nộp hồ sơ. Do đó, để có thể phản biện làm thay đổi yêu cầu này của công chức là điều không đơn giản.

Vì vậy, việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản là rất khó và cần được tư vấn đầy đủ, chính xác.

Đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản | ảnh minh họa
Đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản | ảnh minh họa

2. Kết luận đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một trong những nội dung rất quan trọng khi kết hôn với người Nhật Bản, đó là đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản.

Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép công dân thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản nhưng khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì bắt buộc cả hai phải cùng có mặt.

Để có thể nộp được hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt không phải chuyện đơn giản.

Lời khuyên là nếu người Nhật không thể thu xếp được thời gian và công việc để có thể có mặt tại Việt Nam trong thời gian dài cho việc kết hôn thì các bạn có thể liên hệ với đơn vị uy tín để được hỗ trợ làm giấy kết hôn với người Nhật Bản nhanh. Cách làm này sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc cho các bạn.

Tin rằng, với bề dầy kinh nghiệm của mình, chúng tôi đủ khả năng hỗ trợ bạn đăng ký kết hôn với người Nhật Bản trong thời gian phù hợp.

Rất vui được giải đáp đăng ký kết hôn vắng mặt người Nhật Bản cho bạn.

Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản

Kết hôn với người Nhật Bản