Khai sinh cho con mang họ mẹ

0
41

Khai sinh cho con mang họ mẹ được pháp luật quy định như thế nào?

Chắc hẳn đa số các bạn đều biết, trẻ em sinh ra và khỏe mạnh thì trong vòng 60 ngày, kể từ thời điểm sinh, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của trẻ phải thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh. Trường hợp đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài, thực hiện tại UBND cấp huyện thì không áp dụng về thời hạn 60 ngày.

Thông lệ, khi đăng ký khai sinh thì người con sẽ mang họ của cha và đây được xem là tập quán trong áp dụng pháp luật.

Những năm gần đây, nhiều cha mẹ lại chọn cách đặt kết hôn giữa họ và tên đệm thành họ chung của cha và mẹ. Ví dụ: Kết hợp giữa họ Lê và họ Nguyễn thành Lê Nguyễn như Lê Nguyễn Bảo An, kết hợp giữa họ Trần và họ Phạm thành Trần Phạm như Trần Phạm Tuấn Anh.

Vậy trong trường hợp người mẹ muốn khai sinh cho con mang họ mẹ thì có được không và nếu được thì cần làm những công việc gì?

1. Tư vấn khai sinh cho con mang họ mẹ

Để hiểu rõ hơn về khai sinh cho con mang họ mẹ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số nội dung chính sau:

  • Quy định của pháp luật về có khai sinh cho con mang họ mẹ được không?;
  • Thủ tục khai sinh cho con mang họ mẹ;
  • Làm gì để khai sinh cho con mang họ mẹ đạt kết quả tốt nhất.

1.1. Quy định của pháp luật về có khai sinh cho con mang họ mẹ được không?

Điều 26, Bộ luật dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành quy định về quyền có họ, tên và họ của con như sau:


“Điều 26. Quyền có họ, tên

1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”


Đối chiếu với quy định nêu trên thì khai sinh cho con mang họ mẹ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

– Trẻ xác định được mẹ nhưng chưa xác định được cha;

– Trẻ xác định được cả cha và mẹ nhưng cha và mẹ thỏa thuận chọn họ của mẹ cho con;

– Cha mẹ không thỏa thuận được với nhau và tập quán tại vùng miền đó con mang họ mẹ (gần như không có trong thực tiễn);

– Trẻ bị bỏ rơi, không xác định được cha và mẹ, được nhận làm con nuôi, đồng thời cha mẹ nuôi thỏa thuận khai sinh cho con mang họ mẹ nuôi;

– Trẻ bị bỏ rơi, không xác định được cha và mẹ, đồng thời được nhận làm con nuôi nhưng chỉ có mẹ nuôi mà không có cha nuôi.

Trong đó, cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Như vậy, khai sinh cho con mang họ mẹ được pháp luật quy định trong các trường hợp nêu trên.

Bài viết khác:  Có bị phạt khi đăng ký khai sinh muộn không?
Khai sinh cho con mang họ mẹ | Ảnh minh họa
Khai sinh cho con mang họ mẹ | Ảnh minh họa

1.2. Quy định của pháp luật về thủ tục khai sinh cho con mang họ mẹ

a) Trường hợp thực hiện tại UBND cấp xã

Thủ tục khai sinh cho con mang họ mẹ thực hiện tại UBND cấp xã được quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16, Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Chi tiết các điều này như sau:


“Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh

1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.

Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật nàyvào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.

Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.

5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.

Điều 16. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ

1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

2. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.


b) Trường hợp thực hiện tại UBND cấp huyện

Khai sinh cho con mang họ mẹ được quy định tại các Điều 35, 36, Luật Hộ tịch 2014. Chi tiết như sau:

Bài viết khác:  Khai sinh cho con có cha hoặc mẹ là người nước ngoài

“Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

Điều 36. Thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật nàycho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật nàyvào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.”


Giấy khai sinh | Khai sinh cho con mang họ mẹ
Giấy khai sinh | Khai sinh cho con mang họ mẹ

1.3. Thực tiễn thực hiện thủ tục khai sinh cho con mang họ mẹ

Trong thực tiễn, thủ tục khai sinh cho con mang họ mẹ tương đối đơn giản và theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký khai sinh
Bài viết khác:  Giấy chứng sinh bị sai phải làm gì?

Hồ sơ đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ gồm có:

– Tờ khai đăng ký khai sinh có thông tin họ của con theo họ mẹ;

– Bản sao Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đi đăng ký khai sinh;

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người đi đăng ký khai sinh với người được khai sinh, nếu người đi đăng ký khai sinh không phải bố, mẹ, ông bà của người được khai sinh;

– Giấy chứng sinh, nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản làm chứng của 02 người về sự kiện sinh;

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân:

+ Giấy chứng nhận kết hôn nếu đang có vợ hoặc có chồng;

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là độc thân, nếu chưa đăng ký kết hôn.

– Văn bản thỏa thuận của vợ chồng về việc chọn họ của con theo họ của mẹ (nếu cần).

– Văn bản thỏa thuận về việc chọn quốc tịch cho trẻ, áp dụng trong trường hợp trẻ là con của người Việt và người nước ngoài hoặc người nước ngoài với nhau. Trường hợp chọn quốc tịch nước ngoài thì văn bản này phải được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

– Giấy xác nhận cư trú của người cha hoặc người mẹ, nếu đăng ký khai sinh tại nơi tạm trú.

  • Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ

Sau khi đã có đủ giấy tờ nêu trên, người đi đăng ký khai sinh sẽ có mặt tại cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ và nhận kết quả đăng ký khai sinh.

Tới đây, các bạn đã hoàn tất khai sinh cho con mang họ mẹ.

Khai sinh cho con mang họ mẹ | Ảnh minh họa
Khai sinh cho con mang họ mẹ | Ảnh minh họa

2. Làm gì để khai sinh cho con mang họ mẹ đạt kết quả tốt nhất

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau giải đáp nội dung khai sinh cho con mang họ mẹ.

Trong thực tế, nếu là khai sinh không có yếu tố nước ngoài thực hiện tại UBND cấp xã thì thủ tục đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ không có gì phức tạp. Người đi đăng ký khai sinh sẽ nhận được kết quả đăng ký khai sinh ngay trong ngày làm việc.

Tuy nhiên, nếu đó là thủ tục khai sinh có yếu tố nước ngoài, thực hiện tại UBND cấp huyện thì việc khai sinh cho con mang họ mẹ lại trở lên phức tạp, không dễ thực hiện.

Làm gì để khai sinh cho con mang họ mẹ đạt kết quả tốt nhất?

Để khai sinh cho con mang họ mẹ đạt kết quả tốt nhất, các bạn cần làm tốt những công việc sau:

– Tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật về khai sinh cho con mang họ mẹ;

– Thống nhất, không thay đổi về việc khai sinh cho con mang họ mẹ;

– Chuẩn bị giấy tờ cần thiết và thực hiện đăng ký khai sinh theo quy trình;

– Ủy quyền cho đơn vị uy tín khai sinh cho con mang họ mẹ, nếu không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại.

Tin rằng, với bề dầy kinh nghiệm, cùng đội ngũ luật sư và chuyên viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực hộ tịch, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đạt kết quả tốt nhất.

Xem thêm: Thủ tục bổ sung tên của cha trong giấy khai sinh

Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất