Không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không?

0
110

Không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không là nội dung câu hỏi được nhiều bạn quan tâm khi muốn ly hôn đơn phương với người nước ngoài.

Ly hôn là một trong những thủ tục được mọi người đánh giá là tương đối phức tạp. Nếu đó là thuận tình ly hôn thì có thể không có quá nhiều khó khăn, vướng mắc. Thế nhưng, nếu đó ly hôn đơn phương hoặc ly hôn với người nước ngoài thì thủ tục lại trở lên phức tạp, thời gian có thể kéo dài và thường gặp nhiều khó khăn liên quan tới quy trình thủ tục giải quyết ly hôn.

Thông thường, quy trình thực hiện thủ tục ly hôn như sau:

  • Bước 1: Người có yêu cầu ly hôn nộp đơn yêu cầu ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền;
  • Bước 2: Tòa án tiến hành thụ lý và thu thập các tài liệu, chứng cứ;
  • Bước 2: Tòa án đưa vụ việc ly hôn ra giải quyết.

Trong các bước tiến hành thu thập, tài liệu chứng cứ thì Tòa án sẽ triệu tập người nước ngoài tới Tòa án để làm việc.

Vậy câu hỏi đặt ta là không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không?

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và làm rõ cho câu trả lời cho câu hỏi không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không.

1. Tư vấn không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không

Để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

  • Quy trình giải quyết thủ tục ly hôn với người nước ngoài;
  • Không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không.
Không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không?
Không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không?

1.1. Quy trình giải quyết thủ tục ly hôn với người nước ngoài

Khi tìm hiểu về không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không, bạn sẽ phải nắm rõ quy trình giải quyết thủ tục ly hôn với người nước ngoài.

Theo quy định của pháp luật, khi ly hôn với người nước ngoài có 02 trường hợp, bao gồm:

  • Thuận tình ly hôn với người nước ngoài;
  • Đơn phương ly hôn với người nước ngoài.

Tương ứng với từng trường hợp nêu trên, quy trình giải quyết thủ tục ly hôn với người nước ngoài là khác nhau.

a) Quy trình thuận tình ly hôn với người nước ngoài

Nếu là thuận tình ly hôn với người nước ngoài thì đó là quy trình giải quyết việc ly hôn hoặc theo thủ tục hòa giải tại Tòa án.

Theo đó, vợ chồng người Việt và người nước ngoài cùng hoàn thiện đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và tới Tòa án có thẩm quyền để nộp đơn yêu cầu ly hôn. Tòa án sẽ phân công thẩm phán xét đơn yêu cầu và hòa giải viên tiến hành hòa giải giữa hai bên vợ chồng hoặc thẩm phán được phân công sẽ tiến hành hòa giải.

Nếu hòa giải không thành và vợ chồng không thể về chung sống với nhau thì Tòa án ban hành Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng.

b) Quy trình đơn phương ly hôn với người nước ngoài

Đơn phương ly hôn với người nước ngoài được bộ luật tố tụng dân sự xác định là vụ án ly hôn.

Theo đó, người có yêu cầu ly hôn đơn phương với người nước ngoài sẽ thực hiện quy trình đơn phương ly hôn với người nước ngoài như sau:

  • Bước 1: Người có yêu cầu nộp đơn khởi kiện ly hôn với người nước ngoài tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (tải mẫu đơn tại đây);
  • Bước 2: Tòa án xét đơn yêu cầu ly hôn và thông báo cho người có yêu cầu ly hôn nộp tạm ứng án phí;
  • Bước 3: Người có yêu cầu ly hôn nộp tạm ứng án phí và nộp biên lại nộp tiền cho Tòa án;
  • Bước 4: Tòa án thông báo thụ lý vụ án và tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ;
  • Bước 5: Tòa án tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải;
  • Bước 6: Tòa án đưa vụ án ly hôn ra xét xử và ban hành Bản án ly hôn.

1.2. Giải đáp không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không

Khi đã hiểu rõ quy trình giải quyết thủ tục ly hôn với người nước ngoài, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không.

Với trường hợp ly hôn thuận tình với người nước ngoài thì các bạn sẽ không đặt ra câu hỏi không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không. Bởi lẽ, nếu đã là thuận tình thì người nước ngoài sẽ cùng với người Việt tới Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu được ly hôn.

Thủ tục thuận tình ly hôn không có quá nhiều khó khăn, vướng mắc nên vợ chồng có thể nhận được Quyết định ly hôn trong thời hạn quy định của pháp luật.

Thế nhưng, nếu đó là ly hôn đơn phương với người nước ngoài thì thông thường người nước ngoài ít khi cư trú tại Việt Nam hoặc nếu đang cư trú tại Việt Nam thì có thể không rõ nơi cư trú hoặc người nước ngoài không hợp tác để ly hôn.

Lúc này, các bạn sẽ đặt ra câu hỏi không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không?

Không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không sẽ có 02 trường hợp, bao gồm:

  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam;
  • Người nước ngoài đang cư trú tại nước ngoài.

a) Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, sau khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện ly hôn của người có yêu cầu ly hôn với người nước ngoài thì sẽ có công văn đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra việc xuất nhập cảnh của người nước ngoài.

Dựa trên đề nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền quản lý xuất nhập cảnh sẽ kiểm tra về việc xuất nhập cảnh của người nước ngoài để xem người nước ngoài đã xuất cảnh khỏi Việt Nam hay chưa.

Nếu người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam mà không có mặt khi Tòa án triệu tập giải quyết vụ việc ly hôn thì Tòa án sẽ tiến hành niêm yết tại nơi người nước ngoài đang cư trú. Kết thúc thời gian niêm yết, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng giải quyết vụ án ly hôn với người nước ngoài và sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Trường hợp người nước ngoài vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án sẽ hoãn phiên tòa. Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai để xét xử mà người nước ngoài vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt người nước ngoài và tuyên án.

b) Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại nước ngoài

Nếu người nước ngoài đang cư trú tại nước ngoài thì Tòa án sẽ phải tiến hành thu thập chứng cư tại nước ngoài theo quy định tại Điều 474, 475, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành.


“Điều 474. Các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài

1. Tòa án thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo một trong các phương thức sau đây:

a) Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế;

c) Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này;

d) Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài;

đ) Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này;

e) Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài.

2. Các phương thức tống đạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo pháp luật tương trợ tư pháp.

3. Trường hợp các phương thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện không có kết quả thì Tòa án tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án đang giải quyết vụ việc hoặc tại nơi cư trú cuối cùng của đương sự tại Việt Nam trong thời hạn 01 tháng và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

Điều 475. Thu thập chứng cứ ở nước ngoài

Tòa án thực hiện thu thập chứng cứ ở nước ngoài theo một trong các phương thức sau đây:

1. Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 474 của Bộ luật này.

2. Theo đường dịch vụ bưu chính yêu cầu đương sự là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài gửi giấy tờ, tài liệu, chứng cứ cho Tòa án Việt Nam.

Điều 477. Xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài và kết quả yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập chứng cứ

Khi nhận được kết quả tống đạt và kết quả thu thập chứng cứ ở nước ngoài, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

1. Không mở phiên họp hòa giải khi đã nhận được kết quả tống đạt theo một trong các phương thức quy định tại khoản 1 Điều 474 của Bộ luật này, đương sự đã cung cấp đầy đủ lời khai, tài liệu, chứng cứ và vụ án dân sự thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 207 của Bộ luật này;

2. Hoãn phiên họp hòa giải nếu đã nhận được thông báo về việc tống đạt đã hoàn thành nhưng đến ngày mở phiên họp hòa giải mà Tòa án vẫn không nhận được lời khai, tài liệu, chứng cứ của đương sự và họ không đề nghị được vắng mặt tại phiên họp hòa giải. Nếu đến ngày mở lại phiên họp hòa giải mà đương sự ở nước ngoài vẫn vắng mặt thì Tòa án xác định đây là trường hợp không tiến hành hòa giải được;

3. Tòa án hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau đây:

a) Đương sự ở nước ngoài đề nghị hoãn phiên tòa lần thứ nhất;

b) Đương sự ở nước ngoài vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

4. Tòa án không nhận được văn bản thông báo về kết quả tống đạt cũng như lời khai, tài liệu, chứng cứ của đương sự ở nước ngoài và đến ngày mở phiên tòa đương sự ở nước ngoài không có mặt, không có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ thì Tòa án hoãn phiên tòa.

Ngay sau khi hoãn phiên tòa thì Tòa án có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp hoặc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thông báo về việc thực hiện tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài trong trường hợp Tòa án thực hiện việc tống đạt thông qua các cơ quan này theo một trong các phương thức quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 474 của Bộ luật này.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án, cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho Tòa án về kết quả thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Bộ Tư pháp nhận được văn bản của Tòa án, Bộ Tư pháp phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài trả lời về kết quả thực hiện ủy thác tư pháp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài gửi về thì Bộ Tư pháp phải trả lời cho Tòa án.

Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chuyển văn bản của Tòa án cho cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài mà không nhận được văn bản trả lời thì Bộ Tư pháp phải thông báo cho Tòa án biết để làm căn cứ giải quyết vụ án;

5. Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

a) Tòa án đã nhận được kết quả tống đạt theo một trong các phương thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều 474 của Bộ luật này, đương sự đã cung cấp đầy đủ lời khai, tài liệu, chứng cứ và đương sự đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ;

b) Tòa án đã thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 474 của Bộ luật này;

c) Tòa án không nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều này về kết quả thực hiện việc tống đạt cho đương sự ở nước ngoài.

6. Nếu Tòa án nhận được văn bản thông báo về việc tống đạt không thực hiện được do họ, tên, địa chỉ của đương sự không đúng hoặc đương sự đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới thì Tòa án giải quyết như sau:

a) Tòa án yêu cầu nguyên đơn và người thân thích trong nước của đương sự ở nước ngoài (nếu có) cung cấp địa chỉ đúng hoặc địa chỉ mới của đương sự ở nước ngoài. Tòa án tiếp tục tống đạt thông báo thụ lý cho đương sự ở nước ngoài theo địa chỉ do nguyên đơn, người thân thích trong nước của đương sự ở nước ngoài cung cấp;

b) Nếu nguyên đơn, người thân thích trong nước của đương sự không cung cấp được hoặc người thân thích trong nước của đương sự từ chối cung cấp địa chỉ đúng hoặc địa chỉ mới của đương sự ở nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài không có người thân thích ở Việt Nam thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đồng thời, Tòa án giải thích cho người khởi kiện biết quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm đương sự vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết;

c) Trường hợp nguyên đơn là công dân Việt Nam yêu cầu ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài mà không thể thực hiện việc cung cấp đúng họ, tên, địa chỉ hoặc địa chỉ mới của người nước ngoài theo yêu cầu của Tòa án mặc dù nguyên đơn, thân nhân của họ hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài đã tiến hành xác minh tin tức, địa chỉ của người nước ngoài đó nhưng không có kết quả thì nguyên đơn yêu cầu Tòa án thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

Trong trường hợp này, Tòa án không phải tống đạt lại văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày đăng thông báo, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt đương sự.

d) Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài;

đ) Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này;

e) Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài.

2. Các phương thức tống đạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo pháp luật tương trợ tư pháp.

3. Trường hợp các phương thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện không có kết quả thì Tòa án tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án đang giải quyết vụ việc hoặc tại nơi cư trú cuối cùng của đương sự tại Việt Nam trong thời hạn 01 tháng và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

…”


Như vậy, trường hợp người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam và cư trú tại nước ngoài thì Tòa án sẽ tiến hành ủy thác tư pháp ra nước ngoài để tống đạt các văn bản tố tụng của Tòa án cho người nước ngoài tại nước ngoài.

Thực tiễn, các trường hợp ủy thác tư pháp ra nước ngoài thường ít khi nhận được kết quả ủy thác tư pháp, đồng thời thời gian chờ nhận kết quả ủy thác thường kéo dài nên đây cũng là khó khăn khi ly hôn với người nước ngoài. Đồng thời, các Tòa án thường có tâm lý e ngại khi thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

Tới đây, bạn đã được tìm hiểu toàn bộ những vấn đề có liên quan tới không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không.

Đơn khởi kiện ly hôn | Không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không?
Đơn khởi kiện ly hôn | Không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không?

2. Kết luận không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu và làm rõ không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không.

Nếu người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì Tòa án sẽ tiến hành niêm yết các văn bản tố tụng, nếu không có mặt người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thì Tòa án sẽ tiến hành ủy thác tư pháp ra nước ngoài các văn bản tố tụng.

Trong thực tiễn, việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài tương đối phức tạp và thời gian chờ kết quả ủy thác tư pháp thường kéo dài. Chính vì vậy, Tòa án thường có tâm lý e ngại khi thụ lý và giải quyết các trường hợp ly hôn khi không có mặt người nước ngoài.

Nếu không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại, bạn nên sử dụng dịch vụ ly hôn với người nước ngoài của đơn vị uy tín.

Rất vui được giải đáp không có mặt người nước ngoài có ly hôn được không và rất mong được đồng hành cùng bạn!

Xem thêm: Đơn phương ly hôn với người nước ngoài