Ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam?

0
134

Ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam hay không là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu.

Thông thường, đa số các trường hợp kết hôn với người Trung Quốc thì đều sẽ lựa chọn sinh sống tại Trung Quốc sau kết hôn.

Theo đó, người Việt sẽ chuẩn bị những giấy tờ cần thiết. Sau đó, sẽ tới Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để xin visa kết hôn S2. Tiếp đó, người Việt nhập cảnh vào Trung Quốc và cùng người Trung tới cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kết hôn. Sau cùng, người Trung sẽ đứng ra bảo lãnh cho người Việt xin visa dài hạn để sinh sống và làm việc tại Trung Quốc.

Quá trình sinh sống tại Trung Quốc, có thể cặp đôi sẽ phát sinh mâu thuẫn và khi mâu thuẫn trở lên trầm trọng, không ai còn quan tâm tới ai thì cũng là lúc cả hai bên vợ chồng hoặc một trong hai bên có nhu cầu ly hôn.

Cũng giống như tại Việt Nam, nếu vợ chồng cùng đồng ý ly hôn thì đó là thuận tình ly hôn và nếu một trong hai bên không đồng ý thì được xác định là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn là Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Vậy câu hỏi đặt ra là ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam?

1. Ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam

Để giải đáp cho câu hỏi ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Các vấn đề về bản án/quyết định ly hôn được giải quyết tại Trung Quốc;
  • Nhu cầu cần được công nhận việc ly hôn tại Trung Quốc;
  • Quy định của pháp luật về ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam.

Dựa trên những nội dung nêu trên, chúng ta sẽ cùng phân tích, đánh giá và cuối cùng là kết luận ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam.

1.1. Các vấn đề về bản án/quyết định ly hôn được giải quyết tại Trung Quốc

Thông thường, phán quyết/quyết định thuận tình ly hôn do Tòa án nhân dân của Trung Quốc cấp sẽ có các nội dung liên quan tới:

  • Ly hôn;
  • Quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn và nghĩa vụ cấp dưỡng của bên còn lại;
  • Chia tài sản chung của vợ chồng;
  • Các nghĩa vụ tài chính chung của vợ chồng.

Tuy nhiên, cũng có những bản án hoặc quyết định của Tòa án Trung Quốc chỉ xem xét vấn đề ly hôn và nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn mà không có các nội dung còn lại. Đây là trường hợp đương sự không yêu cầu Tòa án Trung Quốc giải quyết.

Tới đây, bạn đã tìm hiểu về các nội dung trong bản án, quyết định của Tòa án Trung Quốc qua đó giải đáp câu hỏi ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam.

1.2. Nhu cầu cần được công nhận việc ly hôn tại Trung Quốc

Sau khi nhận phán quyết ly hôn của Tòa án, nếu người Việt không còn nhu cầu sinh sống tại Trung Quốc hoặc hết hạn visa thì sẽ trở về Việt Nam. Nếu phát sinh nhu cầu đăng ký kết hôn với người khác, người Việt sẽ phải xin giấy tờ độc thân.

Lúc này, người Việt sẽ xuất trình giấy tờ ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp.

Thế nhưng, giấy tờ ly hôn của người Trung Quốc có giá trị sử dụng tại Việt Nam không hay nôm na hơn là giấy tờ ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam?

Bài viết khác:  Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc
Ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam?
Ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam?

1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam?

Đối với vấn đề ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam hay không thì chúng ta cần đặt ra 2 vấn đề:

  • Cần công nhận về quan hệ ly hôn;
  • Cần công nhận về các quan hệ khác ngoài quan hệ ly hôn.

1.3.1. Cần công nhận về các quan hệ khác ngoài ly hôn

Đối với các vấn đề liên quan không phải vấn đề ly hôn như quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn và nghĩa vụ cấp dưỡng của bên còn lại; chia tài sản chung của vợ chồng; các nghĩa vụ tài chính chung của vợ chồng thì đương sự cần yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án tại Việt Nam.

Đây là thủ tục đề nghị Tòa án của Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định ly hôn đã được giải quyết tại Tòa án Trung Quốc.

Theo đó, các bạn sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết rồi có mặt tại Tòa án cấp có thẩm quyền, nơi bạn đang cư trú để nộp hồ sơ đề nghị được công nhận và cho thi hành bản án, quyết định ly hôn của Tòa án Trung Quốc.

Dựa trên các tài liệu và đơn yêu cầu của bạn, Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam sẽ xem xét, đối chiếu với quy định của pháp luật và công nhận bản án, quyết định ly hôn đó.

1.3.2. Cần công nhận về quan hệ ly hôn

Trong trường hợp chỉ cần pháp luật Việt Nam công nhận về quan hệ ly hôn thì bạn sẽ thực hiện thủ tục đơn giản hơn và không cần giải quyết tại Tòa án. Đó là, thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết tại Tòa án Trung Quốc.

Với trường hợp công dân Việt Nam thực hiện việc ly hôn tại nước ngoài thì pháp luật về hộ tịch có quy định cần được ghi vào sổ hộ tịch việc đã ly hôn tại nước ngoài. Nôm na, đó là thủ tục ghi chú ly hôn. Cụ thể, Khoản 3, Điều 3, Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:


Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch

3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.


Như vậy, công dân Việt Nam ly hôn tại Trung Quốc cần thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Ý nghĩa của việc ghi chú là thông báo với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Dựa trên cơ sở tài liệu, hồ sơ mà công dân xuất trình, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và ghi vào Sổ Hộ tịch gốc về việc công dân đã được giải quyết việc ly hôn tại nước ngoài, đồng thời xác lập tình trạng hôn nhân của công dân là độc thân.

Tới đây, bạn đã tìm hiểu quy định của pháp luật về ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam.

1.4. Thủ tục ghi chú ly hôn với người Trung Quốc

a) Quy định của pháp luật về thủ tục ghi chú ly hôn với người Trung Quốc

Thủ tục ghi chú ly hôn với người Trung Quốc được thực hiện theo quy định tại Điều 50, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành, được hướng dẫn bởi Điều 38, 39, Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Bài viết khác:  Ly hôn với người Trung Quốc cần giấy tờ gì?

“Điều 50. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn

1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.

3. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục và thời gian phối hợp giữa các cơ quan thực hiện Điều này

Điều 38. Thẩm quyền ghi chú ly hôn

Thẩm quyền ghi chú ly hôn được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký kết hôn hoặc ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn trước đây thực hiện ghi chú ly hôn.

Trường hợp việc kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây thực hiện tại Sở Tư pháp thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện.

Trường hợp việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.

Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của công dân Việt Nam thực hiện.

2. Công dân Việt Nam từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi chú ly hôn mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam thường trú thực hiện.

  1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi chú ly hôn để kết hôn mới mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới thực hiện.

Điều 39. Thủ tục ghi chú ly hôn

1. Hồ sơ ghi chú ly hôn gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai theo mẫu quy định;

b) Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.

2. Thủ tục ghi chú ly hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu việc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37hoặc không thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định nàythì Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.

b) Nếu yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37hoặc thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định nàythì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.

c) Nếu việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân Cấp xã hoặc Sở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch.”


 b) Thực tiễn thủ tục ghi chú ly hôn với người Trung Quốc

Trong thực tiễn, thủ tục ghi chú ly hôn với người Trung Quốc được chia làm 02 bước, bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ ghi chú ly hôn với người Trung Quốc.
Bài viết khác:  Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc

Đây cũng là nội dung mà chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn các bạn thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài tại UBND cấp huyện, nơi cư trú. Để tránh trùng lặp nội dung, chúng tôi xin phép không trình bày lại.

Chi tiết về thủ tục ghi chú ly hôn, mời bạn xem thêm bài viết: Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài.

Lưu ý: Giấy tờ ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự.

Tới đây, bạn đã tìm hiểu thủ tục ghi chú ly hôn để giải đáp ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam.

Tờ khai ghi chú ly hôn | Ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam
Tờ khai ghi chú ly hôn | Ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam

2. Kết luận ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật về hộ tịch thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một nội dung cực kỳ quan trọng mà nhiều bạn quan tâm đó là ly hôn tại Trung Quốc có được chấp nhận tại Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật thì sau khi ly hôn tại Trung Quốc, công dân Việt Nam cần thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để được công nhận đã ly hôn và tình trạng hôn nhân hiện tại là độc thân. Trong trường hợp cần công nhận các nội dung khác của bản án/quyết định của Tòa án Trung Quốc thì công dân cần đề nghị Tòa án Việt Nam cho công nhận và thi hành bản án đã có hiệu lực của Tòa àn Trung Quốc.

Lưu ý, giấy tờ ly hôn của Tòa án Trung Quốc cấp phải được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự. Đây là điều mà rất nhiều người không biết nên chỉ mang bản án của Tòa án Trung Quốc về Việt Nam mà không biết rằng cần phải chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự.

Trong trường hợp gặp vướng mắc khi thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn với người Trung Quốc, các bạn vui lòng liên hệ để được trợ giúp.

Xem thêm: Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của Trung Quốc

Mẫu tờ khai ghi chú ly hôn với người nước ngoài