Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài

0
1907

Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?

Ly hôn là điều không ai mong muốn xẩy đến với mình trong cuộc sống. Đó là giải pháp bất đắc dĩ khi không thể cứu vãn được cuộc hôn nhân. Ai cũng biết khi ly hôn thì con cái là người phải chịu thiệt thòi nhiều nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ly hôn lại là giải pháp tối ưu, nhất là trường hợp xẩy ra bạo hành.

Vậy có nhiều người ly hôn với người nước ngoài không? Thật ra, dù là người Việt hay người nước ngoài thì đều có những vấn đề trong hôn nhân. Người Nhật thì quá yêu công việc dẫn tới bỏ bê gia đình, người Hàn thì ham việc và gia trưởng…Nói chung, thật khó có thể tìm được người hoàn hảo. Vì vậy, dù kết hôn với người Việt hay người nước ngoài thì đều có thể đứng trước cuộc hôn nhân đổ vỡ nếu không tìm được giải pháp. Khi đã ly hôn với người nước ngoài thì một việc rất quan trọng cần làm đó là ghi chú lý hôn.

Vậy thủ tục này ghi chú ly hôn với người nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?

1. Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài

Để hiểu rõ hơn về thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung chính sau:

  • Thuật ngữ “ghi chú ly hôn”;
  • Tại sao phải ghi chú ly hôn với người nước ngoài;
  • Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài.

1.1. Giải thích thuật ngữ “ghi chú ly hôn”

Phải nói rằng, thuật ngữ này cực kỳ khó hiểu. Ngay cả những người có kiến thức về luật, đôi khi còn cảm giác xa lạ khi được nghe lần đầu.

Dưới góc độ pháp lý thì thuật ngữ này được hiểu rất phức tạp. Đó là thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết tại nước ngoài. Chi tiết được quy định tại Điều 3, Luật Hộ tịch 2014 và được hướng dẫn bởi Điều 37, Nghị định 123/2015/NĐ-CP.


“Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch

  1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:

a) Khai sinh;

b) Kết hôn;

c) Giám hộ;

d) Nhận cha, mẹ, con;

đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

e) Khai tử.

2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a) Thay đổi quốc tịch;

b) Xác định cha, mẹ, con;

c) Xác định lại giới tính;

d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;

đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;

e) Công nhận giám hộ;

g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.”

Điều 37. Ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn

1. Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đìnhthì được ghi vào Sổ hộ tịch.

2. Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.

3. Trên cơ sở thông tin chính thức nhận được, Bộ Tư pháp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp danh sách bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết thuộc trường hợp có đơn yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.”


Nôm na bạn có thể hiểu rằng, ghi chú ly hôn là việc bạn khai báo với cơ quan của Việt Nam về việc bạn đã ly hôn ở nước ngoài. Dựa trên các tài liệu mà bạn cung cấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ ghi thông tin về việc bạn đã ly hôn tại nước ngoài và cấp cho bạn Giấy trích lục ghi chú ly hôn. Giấy tờ này có giá trị sử dụng tại Việt Nam để chứng minh quan hệ hôn nhân của bạn đã chấm dứt hợp pháp.

1.2. Tại sao lại phải ghi chú ly hôn

Ghi chú ly hôn áp dụng trong trường hợp công dân Việt Nam ly hôn tại nước ngoài. Do việc ly hôn của công dân ở nước ngoài nên cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam không thể biết việc công dân đã ly hôn. Do đó, trong sổ hộ tịch lưu thông tin nhân thân của công dân vẫn là thông tin công dân đang có vợ hoặc có chồng.

Việc ghi chú ly hôn nhằm thông báo kịp thời tới cơ quan của Việt Nam về việc công dân đã ly hôn. Do đó, khi cần xác nhận tình trạng hôn nhân, cơ quan của Việt Nam có căn cứ để xác nhận công dân đã ly hôn. Trong khi đó, nếu không thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam không thể xác nhận bạn đã độc thân. Bởi lẽ, chưa có thông tin về việc bạn đã ly hôn tại nước ngoài.

Tới đây, bạn đã hiểu rõ hơn về lý do phải ghi chú ly hôn, ý nghĩa của thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài.

1.3. Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài

a) Quy định của pháp luật về thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài

Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài được quy định tại Điều 50, Luật Hộ tịch 2014 và được hướng dẫn bởi Điều 39, Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Chi tiết như sau:


“Điều 50. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn

1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.

3. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục và thời gian phối hợp giữa các cơ quan thực hiện 

Điều 39. Thủ tục ghi chú ly hôn

1. Hồ sơ ghi chú ly hôn gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai theo mẫu quy định;

b) Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.

2. Thủ tục ghi chú ly hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu việc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37hoặc không thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định nàythì Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.

b) Nếu yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37hoặc thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định nàythì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.

c) Nếu việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân Cấp xã hoặc Sở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch.”


Tờ khai ghi chú ly hôn | Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài
Tờ khai ghi chú ly hôn | Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài

b) Thực tiễn thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài

Đó là quy định của pháp luật, trong thực tiễn thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài chia làm 02 bước, bao gồm:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ghi chú ly hôn;

– Bước 2: Thực hiện ghi chú ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

  • Chuẩn bị hồ sơ ghi chú ly hôn

Để ghi chú ly hôn, người nộp hồ sơ cần chuẩn bị giấy tờ bao gồm những giấy tờ sau:

– Giấy tờ tùy thân;

– Giấy tờ cư trú;

– Giấy tờ ly hôn đã có hiệu lưc pháp luật;

– Tờ khai ghi chú ly hôn.

– Giấy tờ về nhân thân của vợ/chồng cũ.

Một số vấn đề cần lưu ý:

– Giấy tờ cần chuẩn bị sẽ có sự khác biệt

Do mỗi bạn một hoàn cảnh nên giấy tờ cần chuẩn bị sẽ có sự khác biệt rất rõ. Ngoài ra, mỗi địa phương sẽ có yêu cầu riêng về từng loại giấy tờ. Do đó, khi đi nộp hồ sơ chắc chắn bạn sẽ phải bổ sung thêm một số giấy tờ nữa. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên nhờ đơn vị có kinh nghiệm kiểm tra giấy tờ trước khi bạn mang đi nộp.

– Tính hợp pháp của giấy tờ

Giấy tờ ly hôn là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nên cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự trước khi sử dụng tại Việt Nam

Chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục tương đối phức tạp. Bạn sẽ phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ và thực hiện nhiều khâu quy trình khác nhau. Các bạn vui lòng tham khảo thêm qua bài viết thủ tục chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự.

Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài
Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài

  • Thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài

Theo quy định cơ quan có thẩm quyền ghi chú ly hôn là UBND cấp huyện hoặc tương đương nơi bạn đang cư trú. Tại đó, bạn cũng hoàn thiện tờ khai và nộp hồ sơ. Kết quả sẽ được trả sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.

Lưu ý, thủ tục ghi chú ly hôn chỉ cần có mặt người Việt, không yêu cầu người nước ngoài có mặt. Ngoài ra, bạn cũng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và có chứng thực.

Kết quả của ghi chú ly hôn là trích lục ghi chú ly hôn. Trong bản trích lục sẽ ghi vắn tắt về thông tin ly hôn của bạn và người nước ngoài. Bao gồm: họ và tên của hai bên đương sự, nội dung ly hôn…

Bản trích lục ly hôn có tác dụng thay thế cho bản chính và được sử dụng tại Việt Nam.

Tới đây, bạn đã hoàn tất thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài.

2. Kết luận thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã giải đáp xong thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài.

Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài không phải thủ tục quá phức tạp. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chủ quan. Bạn cần phải nắm thật vững về thủ tục này và các thủ tục liên quan để có thể thực hiện ghi chú ly hôn một cách chính xác nhất.

Ngoài ra, nếu bạn không am hiểu hoặc không tiện đi lại, bạn có thể ủy quyền cho Anzlaw thực hiện thủ tục này thay cho bạn. Với kinh nghiệm hàng chục năm tư vấn kết hôn và ly hôn với người nước ngoài, cùng mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan có thẩm quyền, Anzlaw tin tưởng có thể hỗ trợ bạn đạt kết quả tốt nhất dựa trên các tiêu chí sau:

  • Tư vấn miễn phí nhiệt tình, chính xác
  • Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ đúng, đủ, trong thời gian nhanh nhất
  • Chi phí thấp nhất và chỉ nhận thanh toán khi có kết quả
  • Hỗ trợ giải quyết những vấn đề phát sinh
  • Tư vấn miễn phí các thủ tục khác có liên quan

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài!

Xem thêm: Ly hôn với người nước ngoài cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam