Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài

0
952

Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào là nội dung mà bạn nên tìm hiểu để việc đăng ký thường trú đạt kết quả tốt nhất.

Nhiều năm về trước, khi nói tới thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài thì hẳn nhiều người thấy còn mới mẻ, lạ lẫm. Thế nhưng, khi đất nước chúng ta ngày càng phát triển thì người nước ngoài nhập cảnh và sinh sống tại Việt Nam để làm việc, học tập ngày một nhiều hơn. Qua đó, mối quan hệ hôn nhân vợ chồng, cha mẹ, con cái giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cũng phổ biến hơn.

Sau một thời gian sinh sống tại Việt Nam, có thể người nước ngoài sẽ phát sinh nhu cầu được định cư lâu dài tại Việt Nam. Lúc này, họ sẽ quan tâm về các điều kiện được thường trú tại Việt Nam và thủ tục thường trú.

Trong nhiều bài viết trước đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các điều kiện thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài.

Nội dung bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem khi người nước ngoài có đủ các điều kiện cần thiết thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài như thế nào?

Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài | Ảnh minh họa
Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài | Ảnh minh họa

1. Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài

Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài được Luật nhập cảnh xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 đang có hiệu lực thi hành quy định. Theo đó, người nước ngoài nếu đủ các điều kiện cần thiết thì cần chuẩn bị giấy tờ và thực hiện theo trình tự nhất định.

Để giúp các bạn hiểu rõ về thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

  • Điều kiện người nước ngoài thường trú tại Việt Nam;
  • Chuẩn bị giấy tờ cần thiết;
  • Thực hiện quy trình thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài.

1.1. Điều kiện người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

Điều 39 và 40, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về điều kiện người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam như sau:


“Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú

1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

Điều 40. Điều kiện xét cho thường trú

1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.

3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.


1.2. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài

Điều 41, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về giấy tờ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Bài viết khác:  Người nước ngoài cần điều kiện gì để thường trú tại Việt Nam?

Điều 41. Thủ tục giải quyết cho thường trú

1. Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin thường trú;

b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;

e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.”


Nội dung tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại giấy tờ nêu trên.

a) Đơn xin thường trú

Đây là giấy tờ đầu tiên trong bộ hồ sơ xin thường trú của người nước ngoài. Giống như khi thực hiện bất kỳ thủ tục hành chính nào cũng vậy, bao giờ người có yêu cầu cũng phải thể hiện ý chí của mình qua tờ đơn hoặc tờ khai.

Đơn xin thường trú được thực hiện theo mẫu của Thông tư 04/2015/TT-BCA.

Đơn xin thường trú | Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài
Đơn xin thường trú | Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài

b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền mà người nước ngoài là công dân

Giấy tờ này sẽ thể hiện về tình trạng tiền án, tiền sự của người nước ngoài.

Giấy tờ này không quá khó để người nước ngoài có thể có. Thông thường, cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch sẽ hỗ trợ người nước ngoài xin giấy tờ này. Theo đó, người nước ngoài chỉ cần có mặt tại Cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia mà họ có quốc tịch tại Việt Nam để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Bài viết khác:  Người nước ngoài cần điều kiện gì để thường trú tại Việt Nam?

Tuy nhiên, ngoại lệ cũng có Cơ quan đại diện ngoại giao không cấp giấy tờ này cho người nước ngoài.

c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú

Đây chính là giấy tờ mà người nước ngoài rất khó có thể có để thường trú tại Việt Nam.

Trong các thủ tục hành chính về cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài thì không có thủ tục nào yêu cầu các văn bản do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch, trừ trường hợp người nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam.

Có lẽ, do tính chất quan trọng của việc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nên cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam muốn có sự đống nhất về mặt pháp lý, tránh trường hợp xung đột pháp luật giữa Việt Nam và quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch nên mới đặt ra quy định phải có Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú.

Trong thực tế, việc xin được Công hàm nêu trên là điều không hề dễ dàng. Đây cũng là giấy tờ mà người nước ngoài thường gặp vướng mắc khi chuẩn bị. Từ đó, việc đăng ký thường trú tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực

Giấy tờ này không quá khó để thực hiện. Người nước ngoài chỉ cần tới văn phòng công chứng là có thể chứng thực được hộ chiếu.

đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú

Đây là giấy tờ chứng minh người nước ngoài có chỗ ở hợp pháp, có thu nhập bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Trường hợp họ là người có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng Tổ quốc Việt Nam hoặc là chuyên gia, nhà khoa học thì đó là các huân huy chương, bằng khen hoặc giấy tờ do Người đứng đầu các Bộ chuyên ngành mà nhà khoa học, chuyên gia công tác đề nghị xem xét thường trú cho họ.

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp có thể là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ cho mượn nhà.

Giấy tờ chứng minh thu nhập ổn định thường thể hiện qua Hợp đồng lao động, bảng lương hoặc sao kê tài khoản ngân hàng.

e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài

Đây là trường hợp người nước ngoài là cha mẹ, vợ chồng, con cái của công dân Việt Nam và được công dân Việt Nam bảo lãnh xin thường trú.

Bài viết khác:  Người nước ngoài cần điều kiện gì để thường trú tại Việt Nam?

Giấy tờ bảo lãnh sẽ bao gồm đơn bảo lãnh theo mẫu và giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người nước ngoài như: Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh.

1.2. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, người nước ngoài có mặt tại Cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ xin thường trú.

Nếu là cha mẹ, vợ chồng, con của công dân Việt Nam thì cơ quan này là Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, nơi người nước ngoài đang tạm trú. Các trường hợp còn lại thì nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Sau khi tiếp nhận đủ các giấy tờ mà người nước ngoài nộp, cơ quan này sẽ thụ lý và giải quyết. Còn người nước ngoài sẽ chờ tới khi cơ quan này thông báo trả kết quả.

Thời hạn giải quyết cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam tương đối dài. Trong đó, 04 tháng để Bộ trưởng Bộ công an xem xét và quyết định có hay không cho phép người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

Tới đây, bạn đã hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài.

2. Kết luận thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về những giấy tờ mà người nước ngoài cần chuẩn bị và quy trình thực hiện đăng ký thường trú tại Việt Nam.

Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài cũng là một trong những thủ tục hành chính có yếu tố nước ngoài được đánh giá là khá phức tạp. Giấy tờ cần chuẩn bị không nhiều nhưng như đã nêu ở trên Công hàm cho phép người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không phải là loại giấy tờ dễ có. Các điều kiện khác thì nếu người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam thì sẽ đáp ứng được nhưng Công hàm cho phép thường trú tại Việt Nam là giấy tờ không dễ chuẩn bị.

Bởi lẽ, hầu hết các quốc gia không cấp loại giấy tờ này. Do đó, việc xin thường trú tại Việt Nam sẽ gặp vướng mắc mà không có phương án giải quyết. Đây là xung đột giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài đạt kết quả tốt nhất.

Nếu quan tâm tới thủ tục kết hôn, mời bạn xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Xem thêm: Người nước ngoài cần điều kiện gì để kết hôn tại Việt Nam?

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất