Thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri

0
851

Thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri là nội dung được nhiều bạn đặt ra và tìm hiểu khi có ý định kết hôn với người Bun-ga-ri nhưng thông tin trên mạng gần như không có.

Là quốc gia tại khu vực Châu Âu có đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ rất sớm nhưng quan hệ giữa Việt Nam và Bun-ga-ri vẫn còn khiếm tốn.

Trong khi các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ồ đạt đầu tư vào Việt Nam thì các dự án có sự đầu tư từ các công ty của Bun-ga-ri là rất hãn hữu.

Do mối quan hệ còn khiêm tốn như vậy nên dễ hiểu vì sao cư dân của hai nước ít có điều kiện được gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu và tiến tới hôn nhân. Vì vậy, quan hệ hôn nhân giữa người Việt và người Bun-ga-ri không hề phổ biến. Do đó, việc tìm kiếm thông tin về thủ tục đăng ký kết hôn với người Bun-ga-ri sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thật vậy, nếu gõ từ khóa kết hôn với người Bun-ga-ri lên trên trang web tìm kiếm google thì gần như bạn không nhận được bài việc nào có hướng dẫn việc thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Bun-ga-ri hoặc nếu có tìm được thì bài viết đã từ rất nhiều năm về trước và không còn giá trị sử dụng.

Vậy thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri sẽ được cặp đôi nam và nữ thực hiện như thế nào?

1. Tư vấn thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri

Khi kết hôn với người Bun-ga-ri thì cặp đôi có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Bun-ga-ri tại Bun-ga-ri hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Kết hôn tại Bun-ga-ri chỉ phù hợp đối với những bạn đang sinh sống hợp pháp tại Bun-ga-ri. Thông thường, đó là những bạn đang học tập, lao động, công tác dài ngày tại Bun-ga-ri.

Những trường hợp còn lại muốn sang Bun-ga-ri kết hôn thì phải có visa. Trong khi, việc xin visa sang Bun-ga-ri không hề đơn giản. Người xin visa sẽ phải chứng minh công việc, tài chính, mối quan hệ yêu thương với người Bun-ga-ri. Thêm vào đó, ấn tượng của cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia phát triển thường không mấy tốt khi mà người Việt hay sử dụng kết hôn giả để cư trú và làm việc tại nước ngoài.

Vì vậy, với những trường hợp không có công việc hoặc không chứng minh được tài chính thì lựa chọn đăng ký kết hôn tại Việt Nam là giải pháp phù hợp và là duy nhất đối với trường hợp của cặp đôi.

Vậy nếu kết hôn tại Việt Nam thì thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri như thế nào?


Thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri | ảnh minh họa
Thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri | ảnh minh họa

1.1. Thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri

Chúng tôi chia thủ tục này thành 02 bước mà cặp đôi cần phải thực hiện, bao gồm: Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký kết hôn.

a) Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người Bun-ga-ri

Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Bun-ga-ri gồm những loại giấy tờ gì thì đã được quy định trong Luật Hộ tịch 2014. Đó là quy định tại Điều 10, Khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014, khoản 3, Điều 2, Điều 30, Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Chi tiết như sau:


Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch

3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”


Thế nhưng, cũng phải nói thêm rằng những quy định này mang tính chất rất chung chung để áp dụng cho việc kết hôn với bất kỳ công dân của quốc gia nào, trong khi giấy tờ do cơ quan của Bun-ga-ri cấp sẽ có những đặc thù riêng.

Chính vì vậy, nếu chỉ đọc những quy định trong Luật Hộ tịch nêu trên mà thực hiện là chưa đủ. Các bạn sẽ cần chuẩn bị thêm các giấy tờ khác mà trong bài viết Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài chúng tôi đã hướng dẫn khá chi tiết.

Để tránh trùng lặp nội dung, trong bài viết này chúng tôi xin không trình bày lại mà thêm vào đó là nêu ra một số vấn đề cần lưu ý khi cặp đôi nam và nữ chuẩn bị giấy tờ.

Một số vấn đề cần lưu ý
  • Giấy tờ của người Bun-ga-ri cần được cơ quan có thẩm quyền của Bun-ga-ri chứng nhận lãnh sự và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy tờ của người Bun-ga-ri cần phải đúng với biểu mẫu mà cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn của Việt Nam công bố.
  • Cặp đôi cần khám sức khỏe kết hôn tại đúng tổ chức y tế có thẩm quyền và khám đúng, đủ nội dung theo quy định của pháp luật.
Tờ khai đăng ký kết hôn | Thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri
Tờ khai đăng ký kết hôn | Thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri

b) Thực hiện đăng ký kết hôn

Bước này sẽ khá là đơn giản nếu người Việt và người Bun-ga-ri đã làm tốt bước chuẩn bị hồ sơ. Theo đó, cặp đôi người Việt và người Bun-ga-ri sẽ có mặt tại UBND cấp huyện, nơi người Việt đang cư trú để xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp hồ sơ cho chuyên viên bộ phận Tư pháp – hộ tịch.

Chuyên viên sẽ kiểm tra giấy tờ tùy thân của nam và nữ, đồng thời kiểm tra từng giấy tờ trong hồ sơ. Nếu thấy mọi thứ đã hợp pháp và hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả rồi giao cho công dân.

Tới lịch trả kết quả, hai bên nam và nữ có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn và ký vào Sổ hộ tịch.

Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn với người Bun-ga-ri là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cặp đôi hoàn tất việc nộp hồ sơ.

Thông thường, các địa phương cũng chỉ trả kết quả sau đúng 15 ngày làm việc. Điều này đôi khi là rào cản không nhỏ đối với người Bun-ga-ri khi họ không thể sang Việt Nam nhiều lần hoặc ở lại Việt Nam quá dài ngày.

Tới đây, bạn đã hoàn tất thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri.

1.2. Đừng quên ghi chú kết hôn với người Bun-ga-ri

Khi đã có trên tay Giấy chứng nhận kết hôn, người Bun-ga-ri sẽ cần dịch thuật giấy tờ này sang tiếng Bun-ga-ri, chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự rồi mang tới cơ quan có thẩm quyền của Bun-ga-ri để thông báo với cơ quan này về việc đã hoàn tất đăng ký kết hôn với người Việt tại Việt Nam.

Hoàn tất thủ tục này thì người Bun-ga-ri mới có thể thực hiện thủ tục bảo lãnh định cư cho người Việt tại Bun-ga-ri.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu định cư tại Việt Nam hoặc thường xuyên đi lại giữa hai nước thì người Việt cũng có thể bảo lãnh cho người Bun-ga-ri xin miễn thị thực.

2. Nhận xét về thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri

Trên đây, bằng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã giải đáp về thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam.

Đây là thủ tục không quá khó để thực hiện, tuy nhiên nếu gặp sai sót trong giấy tờ mà không thể đăng ký kết hôn, đồng thời người Bun-ga-ri phải quay trở về nước hoàn thiện lại giấy tờ thì thật sự sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Thêm vào đó, phần lớn các bạn kết hôn với người Bun-ga-ri thì đều là lần đầu thực hiện nên sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ, thậm chí còn không biết phải bắt đầu như thế nào.

Vì vậy, nếu không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại thì tốt nhất bạn nên tìm tới đơn vị uy tín, có kinh nghiệm để hỗ trợ bạn và người Bun-ga-ri chuẩn bị chính xác giấy tờ, trước khi có mặt tại cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kết hôn.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục kết hôn với người Bun-ga-ri!

Có thể bạn muốn xem thêm: Chi phí kết hôn với người nước ngoài

Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất