Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
Hầu hết, người Việt khi ra nước ngoài định cư thì đều mong muốn có quốc tịch của quốc gia sở tại. Việc có quốc tịch sẽ giúp người Việt được hưởng ưu đãi mà pháp luật nước sở tại dành cho công dân của họ.
Thế nhưng, quy định về nhập quốc tịch của mỗi quốc gia lại khác nhau. Có quốc gia cho phép công dân của họ có thể có từ 02 quốc tịch trở lên thì không đặt ra vấn đề người Việt phải thôi quốc tịch Việt. Thế nhưng cũng có những quốc gia chỉ cho phép công dân của họ có một quốc tịch duy nhất nên bắt buộc người Việt phải xin thôi quốc tịch Việt Nam trước khi xin quốc tịch của quốc gia họ. Trong trường hợp này, người Việt sẽ phải thực hiện thủ tục xin thôi quốc tịch.
Vậy thủ tục này được thực hiện như thế nào?
1. Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam
Trong suốt khoảng thời gian hơn chục năm làm công tác tư vấn và hỗ trợ thủ tục có yếu tố nước ngoài, Anzlaw nhận được khá nhiều đề nghị nhập quốc tịch nước ngoài, nổi bật trong số đó phải kể tới nhập quốc tịch Trung Quốc, Hàn Quốc. Đặc biệt, khá nhiều trường hợp muốn đổi quốc tịch từ Việt Nam sang Trung Quốc cho con của họ.
Như các bạn đều biết, mỗi quốc gia lại có hệ thống pháp luật riêng. Vì vậy, với những quốc gia cho phép công dân mang nhiều quốc tịch thì việc nhập quốc tịch nước ngoài không làm mất đi quốc tịch Việt Nam. Thế nhưng, cũng có những quốc gia chỉ cho phép công dân mang một quốc tịch, điều này đặt ra vấn đề người Việt buộc phải thôi quốc tịch nếu muốn có quốc tịch của quốc gia họ.
Để thôi quốc tịch Việt Nam thì người xin thôi phải quan tâm tới những vấn đề sau:
1.1. Căn cứ cho thôi quốc tịch Việt Nam
Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép công dân thôi quốc tịch để nhập quốc tịch nước ngoài. Ngoài mục đích nói trên thì dù lý do là gì đi chăng nữa thì đều không được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp nhận cho thôi quốc tịch Việt Nam.
Thêm vào đó, người xin thôi quốc tịch cũng không nằm trong những trường hợp chưa được thôi quốc tịch và không được thôi quốc tịch thì mới được xem xét cho thôi quốc tịch.
Các trường hợp chưa được thôi quốc tịch như sau:
- Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Những trường hợp không được thôi quốc tịch Việt Nam
1. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
2. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
1.2. Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam
Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam gồm hai bước như sau: Bước thứ nhất là chuẩn bị giấy tờ và bước thứ hai là nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch.
a) Bước thứ nhất, chuẩn bị giấy tờ
Khi đã tìm hiểu và thấy rằng bản thân mình đủ điều kiện được thôi quốc tịch thì người xin thôi quốc tịch Việt Nam sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:
- Giấy tờ thể hiện ý chí xin thôi quốc tịch:
a. Đơn xin thôi quốc tịch;
b. Bản khai lý lịch.
2. Giấy tờ chứng minh người xin thôi quốc tịch là công dân Việt Nam
a. Bản sao chứng minh thư;
b. Bản sao hộ chiếu;
c. Giấy khai sinh;
d. Các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc nhập quốc tịch Việt Nam, trở lại quốc tịch Việt Nam…
3. Giấy tờ về tình trạng hình sự
a. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
4. Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài.
5. Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch cư trú cấp.
6. Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, làm việc trong lực lượng vũ trang đã về hưu đủ 5 năm thì cần xác nhận của cơ quan trước đây họ công tác về việc xin thôi quốc tịch không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
b) Bước thứ hai, nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin thôi quốc tịch là Sở Tư pháp cấp tỉnh, nơi người xin thôi quốc tịch đang cư trú.
Do đó, khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì người xin thôi quốc tịch sẽ có mặt tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính để xin thôi quốc tịch. Giống như hầu hết các thủ tục hành chính khác thì quy trình cũng sẽ gồm các bước sau:
- Bước 1: Xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp hồ sơ;
- Bước 2: Chuyên viên Bộ phận chuyên môn kiểm tra giấy tờ tùy thân và giấy tờ mà người xin thôi quốc tịch đã nộp;
- Bước 3: Lập phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả nếu toàn bộ giấy tờ mà công dân đã nộp là đúng quy định của pháp luật;
- Bước 4: Tới lịch hẹn trả kết quả thì người xin thôi quốc tịch có mặt để nhận kết quả xin thôi quốc tịch.
2. Kết luận về thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam
Như vậy, dựa trên kiến thức pháp luật thì thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam đã được Anzlaw giải đáp xong.
Xin thôi quốc tịch Việt Nam được nhiều người nhận xét là thủ tục rất phức tạp. Chỉ riêng thời gian xét duyệt cho thôi quốc tịch đã có thể kéo dài từ vài tháng cho tới cả năm. Thủ tục này đòi hỏi sự phối hợp giải quyết của khá nhiều cơ quan nên việc chuẩn bị chính xác giấy tờ cũng cực kỳ quan trọng mà cần thiết. Trường hợp không am hiểu thì bạn có thể tìm tới đơn vị uy tín để được trợ giúp.
Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam!
Vui lòng tìm hiểu thêm nội dung: Giải đáp kết hôn với người nước ngoài mới nhất