Từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài

0
149

Phải làm gì khi bị từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài?

Theo nhận xét và đánh giá của nhiều bạn, kết hôn với người nước ngoài vẫn được đánh giá là thủ tục phức tạp. Nam và nữ vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi tự thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Tại sao đăng ký kết hôn với người nước ngoài vẫn là thủ tục phức tạp?

Bởi lẽ:

– Đa số các bạn lần đầu thực hiện nên không am hiểu, không có kinh nghiệm nên thường sẽ chuẩn bị giấy tờ thiếu, không đúng, không đủ;

– Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm nhiều loại giấy tờ;

– Thời giạn giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài kéo dài;

– Quy trình đăng ký kết hôn nhiều khâu;

– Pháp luật của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch có quy định riêng về giấy tờ cần chuẩn bị. Do đó, nếu không biết thì các bạn chỉ chuẩn bị giấy tờ kết hôn theo quy định chung của pháp luật Việt Nam;

– Nền hành chính công của Việt Nam vẫn còn bất cập. Đôi lúc và đôi chỗ vẫn có tình trạng cán bộ, công chức gây khó khăn cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính.

Do đăng ký kết hôn với người nước ngoài là thủ tục phức tạp nên việc cặp đôi bị từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài là điều không hề hiếm gặp.

Vậy câu hỏi đặt ra là làm gì khi bị từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài?

1. Làm gì khi bị từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài

Khi đã rơi vào trường hợp bị từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài thì việc giải quyết là tương đối khó khăn, thậm chí gần như các bạn không biết phải làm thế nào.

Bởi lẽ, công chức đã từ chối tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài mà nếu các bạn không thực hiện theo yêu cầu của công chức thì rất khó được tiếp nhận lại hồ sơ. Thế nhưng, cũng có những yêu cầu các bạn có thể xử lý nhưng cũng có những yêu cầu các bạn không thể xử lý.

Ngoài ra, chưa kể tới việc các bạn sắp xếp thời gian, công việc để có mặt tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là điều không hề dễ dàng, không thể nay đi mai lại đi được.

Để giải đáp cho câu hỏi làm gì khi bị từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung chính sau:

  • Quy định của pháp luật về từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài;
  • Thực tiễn từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài tại các địa phương;
  • Làm gì khi bị từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài.

1.1. Quy định của pháp luật về từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài

Từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài được quy định tại Khoản 2, Điều 5, Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn bởi Điều 3, Thông tư 04/2020/TT-BTP và Điều 17, Nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định về tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính. Cụ thể như sau:


“Điều 5. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch

1. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 3. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch

1. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

2. Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.

3. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc (sau đây gọi là bản sao) hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.

Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.

4. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch.

Nếu người yêu cầu đăng ký hộ tịch thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký hộ tịch thì ký, ghi rõ họ, tên trong Sổ hộ tịch theo hướng dẫn của người trả kết quả.

5. Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con, cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt.

Điều 17. Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính

1. Đối với hồ sơ được nhận theo cách thức được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ; quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành, địa phương.

a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định nàyvà nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

b) Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính;

c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ và lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

2. Đối với hồ sơ được nộp trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ.

a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận phải có thông báo, nêu rõ nội dung, lý do và hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần để tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ, chính xác hoặc gửi đúng đến cơ quan có thẩm quyền.

Việc thông báo được thực hiện thông qua chức năng gửi thư điện tử, gửi tin nhắn tới người dân của Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;

b) Nếu hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa tiếp nhận và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy trình quy định tại Điều 18 Nghị định này.

3. Mỗi hồ sơ thủ tục hành chính sau khi được tiếp nhận sẽ được cấp một Mã số hồ sơ được ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Tổ chức, cá nhân sử dụng Mã số hồ sơ để tra cứu tình trạng giải quyết thủ tục hành chính tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

4. Trường hợp thủ tục hành chính có quy định phải trả kết quả giải quyết ngay khi sau khi tiếp nhận, giải quyết, nếu hồ sơ đã đầy đủ, chính xác, đủ điều kiện tiếp nhận, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận không phải lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả, nhưng phải cập nhật tình hình, kết quả giải quyết vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử; trường hợp người nộp hồ sơ yêu cầu phải có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì cán bộ, công chức, viên chức cung cấp cho người nộp hồ sơ.

5. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa được cơ quan có thẩm quyền phân công, ủy quyền giải quyết thì thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này và cập nhật tình hình, kết quả giải quyết vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.”


Trên đây là quy định của pháp luật về từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài.

Như vậy, trường hợp hồ sơ kết hôn với người nước ngoài chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định thì cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn để người đi đăng ký kết hôn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định, đồng thời yêu cầu bổ sung, hoàn thiện phải được nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.

Từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài
Từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài

1.2. Thực tiễn từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài

Trong thực tiễn, việc từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài tại các địa phương thường như sau:

  • Từ chối tiếp nhận nhưng không có văn bản nêu rõ lý do

Sau khi tiếp nhận hồ sơ mà cặp đôi nộp, công chức tư pháp – hộ tịch tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính sẽ kiểm tra hoặc yêu cầu người đi đăng ký kết hôn mang hồ sơ vào gặp chuyên viên trong Phòng Tư pháp để được kiểm tra về thành phần các giấy tờ trong hồ sơ.

Qua kiểm tra đối chiếu với quy định của pháp luật, nếu phát hiện ra hồ sơ có thiếu sót thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ chỉ trao đổi với công dân bằng lời nói, chứ không có văn bản nêu rõ lý do phải khắc phục, hoàn thiện hồ sơ.

Điều này dẫn tới tình trạng, mỗi lần công dân tới nộp hồ sơ thì lại được yêu cầu khắc phục một lỗi sai. Do đó, có thể công dân đi lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hoàn thiện được hồ sơ đăng ký kết hôn.

  • Nhận hồ sơ nhưng không có phiếu tiếp nhận

Có trường hợp, sau khi tiếp nhận hồ sơ của người đi đăng ký kết hôn, công chức tư pháp không viết phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho công dân mà chỉ bảo công dân cứ về đi, có gì sẽ liên hệ.

Đối chiếu với quy định của pháp luật về quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thì việc làm này là trái quy định. Tiềm ẩn nguy cơ làm mất, làm thất lạc giấy tờ của công dân mà không biết ai phải chịu trách nhiệm

  • Lý do từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài không đúng

Cũng có những trường hợp công dân bị từ chối tiếp nhận hồ sơ nhưng lý do mà cơ quan có thẩm quyền viện dẫn không đúng với quy định của pháp luật.

1.3. Làm gì khi bị từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài

Khi bị từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài, các bạn sẽ làm những công việc sau:

  • Giữ bình tĩnh, có thái độ ứng xử đúng mực

Nhiều bạn khi bị từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài thì mất bình tĩnh, có lời nói, hành vi không chuẩn mực, cho rằng cán bộ gây khó khăn, nhũng nhiễu. Đây là việc làm không đúng mực, nhất là khi chưa có căn cứ để xác định công bộ, công chức thực hiện sai quy định của pháp luật.

  • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do

Khi bị từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài, các bạn có quyền yêu cầu công chức tư pháp – hộ tịch có văn bản trả lời, nêu rõ lý do từ chối theo mẫu phiếu.

  • Đối chiếu lý do từ chối với quy định của pháp luật

Sau khi có văn bản trả lời nêu rõ lý do, các bạn sẽ phải đối chiếu với quy định của pháp luật để tìm hiểu xem lý do từ chối có phù hợp với quy định của pháp luật hay không.

Nếu lý do từ chối là phù hợp vơi quy định của pháp luật thì rõ ràng công chức tư pháp – hộ tịch đã làm đúng. Lúc này, bạn bắt buộc phải khắc phục thiếu sót trong hồ sơ mà không có giải pháp nào khác.

Ngược lại, nếu lý do từ chối không phù hợp với quy định của pháp luật, các bạn cần phải thực hiện công việc tiếp theo, đó là khiếu nại, phản ánh, kiến nghị, tố cáo.

  • Khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị

Nếu có cơ sở xác định lý do từ chối không phù hợp với quy định của pháp luật, các bạn có quyền được khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị tới người, cơ quan có thẩm quyền để được xem xét và giải quyết.

Từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài
Từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài

2. Kết luận từ chối tiếp nhận hố sơ kết hôn với người nước ngoài

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi đã giải đáp cho bạn nội dung quan trọng khi kết hôn với người nước ngoài. Đó là, từ chối tiếp nhận hố sơ kết hôn với người nước ngoài.

Tất nhiên, từ lý thuyết tới thực hành còn rất nhiều vấn đề. Nếu là những chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý thì việc giải quyết từ chối tiếp nhận hồ sơ kết hôn với người nước ngoài có thể không có gì khó khăn. Thế nhưng, đa số các bạn không am hiểu quy định của pháp luật nên việc tự mình tìm hiểu, đối chiếu và khiếu nại, tố cáo không phải việc dễ dàng. Đặc biệt, đa số các bạn đều có tâm lý e ngại khi phải khiếu nại cán bộ, công chức.

Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín để được trợ giúp.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết bị từ chối tiếp nhận hố sơ kết hôn với người nước ngoài.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất