Chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là gì là câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm khi có ý định mang giấy tờ ra nước ngoài sử dụng hoặc sử dụng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Vậy theo bạn, chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Đối với các thủ tục hành chính có liên quan đến yếu tố nước ngoài như: đăng ký kết hôn với người nước ngoài, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, miễn thị thực,… thì các giấy tờ cần chuẩn bị có đôi chút đặc biệt. Sự đặc biệt đó ở chỗ giấy tờ phải được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự mới có giá trị sử dụng.
Vậy chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Các thủ tục chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự ra sao? Có những khó khăn gì?… Đây là một loạt các câu hỏi mà ANZLAW thường được khách hàng gửi tới. Để giải đáp những thắc mắc đó, bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ sử dụng trong thủ tục hành chính có yếu tố nước ngoài.
1. Chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
“Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Giải thích chi tiết
Như vậy, có thể thấy rõ: chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự đều là việc thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam; đều chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ. Tuy chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự có sự giống nhau như vậy nhưng điểm lưu ý đáng để phân biệt hai thủ tục này đó là:
- Chứng nhận lãnh sự là chứng nhận giấy tờ, tài liệu của Việt Nam. Mục đích là để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
- Hợp pháp hóa lãnh sự là chứng nhận giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu chứ không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ tài liệu. Điều đó rất dễ hiểu để lý giải cho trường hợp, nhiều bạn hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ để đăng ký kết hôn ở nước ngoài, mặc dù các bước chứng nhận/ hợp pháp hóa lãnh sự không có sai sót nhưng giấy tờ đó thiếu sót về nội dung nên không được cơ quan nước ngoài chấp nhận và phải làm lại giấy tờ.

2. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
Các cơ quan sau có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam:
- Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
- Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền.
Trong đó, Bộ Ngoại giao và các Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
3. Kết luận chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự là gì
Như vậy, Anzlaw đã giải đáp xong chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là gì.
Đã có rất nhiều trường hợp khi làm các thủ tục hành chính có yếu tố nước ngoài mà các bạn bị trả hồ sơ, giấy tờ vì hồ sơ, giấy tờ ấy chưa thực hiện thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. Điều đó khiến các bạn hoang mang, lo lắng. Anzlaw hi vọng với sự chia sẻ trên, chúng tôi có thể giúp các bạn hiểu rõ lý do vì sao hồ sơ của mình không được các cơ quan hành chính chấp nhận.
Để khỏi phải lo lắng, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất