Đơn phương ly hôn là gì?

0
35

Đơn phương ly hôn là gì là nội dung được nhiều bạn quan tâm và mong muốn tìm hiểu.

Cuộc sống sau hôn nhân không phải lúc nào cũng màu hồng. Đặc biệt, đời sống hiện đại có quá nhiều áp lực khiến vợ chồng có thể nảy sinh mâu thuẫn. Từ áp lực về kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái cho tới những vấn đề khác như ngoại tình, bạo lực gia đình đều có thể khiến hôn nhân rơi vào bế tắc.

Khi hai vợ chồng không thể giải quyết được những mâu thuẫn bất đồng, đồng thời phát sinh thêm những mâu thuẫn khác khiến cho cuộc sống hôn nhân trở nên ngột ngạt, tình cảm vợ chồng cũng phai nhạt dần thì cũng là lúc một trong hai bên tính tới chuyện ly hôn.

Đa số mọi người đều biết, khi cả hai đều mong muốn ly hôn thì được xác định là thuận tình ly hôn. Còn nếu chỉ một trong hai bên vợ chồng muốn ly hôn còn bên còn lại không mong muốn thì được xác định là ly hôn đơn phương. Đó là cách hiểu nôm na, dân dã.

Vậy pháp luật định nghĩa đơn phương ly hôn là gì và điều kiện để đơn phương ly hôn như thế nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu toàn bộ những vấn đề có liên quan tới đơn phương ly hôn là gì.

1. Giải đáp đơn phương ly hôn là gì

Để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về đơn phương ly hôn là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về đơn phương ly hôn là gì;
  • Phân tích các điều kiện đơn phương ly hôn;
  • Thủ tục ly hôn đơn phương.

1.1. Quy định củap pháp luật về đơn phương ly hôn là gì

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành không quy định về đơn phương ly hôn mà chỉ có thuật ngữ ly hôn theo yêu cầu của một bên. Hai thuật ngữ này là tương đồng với nhau. Đơn phương ly hôn hay ly hôn đơn phương được mọi người dùng nhiều hơn trong văn nói hàng ngày. Còn thuật ngữ pháp lý thì sẽ dùng thuật ngữ ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Theo đó, ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại Khoản 1, Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên. Chi tiết như sau:

Bài viết khác:  Đơn phương ly hôn với người nước ngoài

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.


Như vậy, đơn phương ly hôn được hiểu là trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn và bên còn lại không đồng ý ly hôn.

1.2. Phân tích các điều kiện đơn phương ly hôn

Cũng theo quy định nêu trên, vợ hoặc chồng sẽ được Tòa án chấp nhận cho đơn phương ly hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Không nằm trong trường hợp hạn chế quyền ly hôn;

Đó là trường hợp chồng không có quyền đơn phương ly hôn khi người vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

  • Đã được Tòa án hòa giải nhưng không thành

Trong quá trình thụ lý và giải quyết đơn yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng, Tòa án đã tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ nhưng bên có yêu cầu không thay đổi ý kiến, vẫn mong muốn ly hôn hoặc Tòa án tiến hành hòa giải nhưng không thể thực hiện được việc hòa giải vì những lý do nhất định như: Đương sự không tham gia hòa giải mặc dù đã triệu tập nhiều lần, đương sự không có mặt tại nơi cư trú…

  • Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng

Phổ biến nhất là trường hợp vợ hoặc chồng là nạn nhân thường xuyên của hành vi bạo lực gia đình hoặc một trong hai bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người vợ người chồng như: Ngoại tình, ham chơi không tu chí làm ăn, dạy bảo con cái, sa đà vào tệ nạn xã hội, đã được vợ hoặc chồng và gia đình khuyên nhủ nhưng không thay đổi.

Bạo lực gia đình đôi khi không phải bạo lực về thể xác mà có thể là bạo lực về tinh thần như: Thường xuyên bị đay nghiến, chửi bới, khinh miệt, miệt thị…

  • Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Điều kiện nêu trên thường được thể hiện ở chỗ: Vợ chồng ly thân, bỏ mặc nhau muốn làm gì thì làm, không ai quan tâm tới ai, hai bên gia đình đã khuyên bảo để đoàn tụ nhưng không thay đổi, vợ chồng vẫn bỏ mặc nhau.

Bài viết khác:  Đơn phương ly hôn với người nước ngoài

1.3. Thủ tục đơn phương ly hôn

Thủ tục đơn phương ly hôn được xác định là vụ án ly hôn trong thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Theo đó, người có yêu cầu ly hôn sẽ thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đơn phương ly hôn;
  • Bước 2: Nộp đơn yêu cầu đơn phương ly hôn kèm các tài liệu;
  • Bước 3: Tham gia trong quá trình Tòa án giải quyết;
  • Bước 4: Nhận kết quả đơn phương ly hôn.

a) Chuẩn bị hồ sơ đơn phương ly hôn

Kinh nghiệm cho thấy, hồ sơ đơn phương ly hôn sẽ gồm:

  • Đơn khởi kiện ly hôn theo mẫu mới nhất (tải mẫu đơn tại đây);
  • Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy trích lục gh chú kết hôn (nếu kết hôn tại nước ngoài);
  • Giấy khai sinh của con chung;
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân;
  • Giấy tờ chứng minh khoản nợ, nghĩa vụ tài chính chung của vợ chồng;
  • Giấy tờ khác để chứng minh yêu cầu ly hôn như: Giấy tờ thu nhập để chứng minh điều kiện kinh tế chăm sóc con…

b) Nộp đơn yêu cầu đơn phương ly hôn kèm các tài liệu

Khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, người có yêu cầu đơn phương ly hôn sẽ tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để nộp đơn yêu cầu đơn phương ly hôn kèm các tài liệu.

Thông thường, tòa án được xác định như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi người bị khởi kiện đang cư trú, nếu đó là ly hôn trong nước không có yếu tố nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài nhưng đương sự trong cư trú trong nước, không có tài sản ở nước ngoài hoặc phải ủy thác tư pháp sang nước ngoài;
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nơi bị đơn cư trú, nếu đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Bài viết khác:  Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Tại tòa án, người có yêu cầu đơn phương ly hôn sẽ nộp đơn khởi kiện kèm toàn bộ giấy tờ đã chuẩn bị. Cán bộ văn phòng của Tòa án sẽ tiếp nhận đơn, kèm các tài liệu đính kèm và viết phiếu tiếp nhận cho người có yêu cầu.

Sau đó, thẩm phán được phân công sẽ xem xét đơn. Nếu yêu cầu khởi kiện đơn phương ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án thông báo để người có yêu cầu nộp tạm ứng án phí và thụ lý theo quy định của pháp luật.

c) Tham gia quá trình Tòa án giải quyết

Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án ly hôn đơn phương, người có yêu cầu sẽ có trách nhiệm hỗ trợ Tòa án giải quyết. Người có yêu cầu sẽ có mặt theo Giấy triệu tập và cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu.

Đơn phương ly hôn là gì?
Đơn phương ly hôn là gì?

d) Nhận kết quả thủ tục đơn phương ly hôn

Cuối cùng, sau khi đã thu thập đủ tài liệu, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử và phán quyết về việc ly hôn, cùng các yêu cầu giải quyết khi ly hôn.

Người có yêu cầu ly hôn sẽ nhận được kết quả thủ tục đơn phương ly hôn.

Tới đây, chúng ta đã được tìm hiểu toàn bộ những vấn đề có liên quan tới đơn phương ly hôn là gì.

2. Kết luận đơn phương ly hôn là gì

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về giải đáp đơn phương ly hôn là gì. Đơn phương ly hôn hay ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp một trong hai bên vợ chồng có yêu cầu ly hôn nhưng bên còn lại không đồng ý ly hôn.

So với ly hôn thuận tình thì đơn phương ly hôn phức tạp hơn về thủ tục giải quyết và kéo dài hơn.

Trong trường hợp không am hiểu, không có nhiều thời gian đi lại thì bạn có thể liên hệ đơn vị uy tín để được trợ giúp thực hiện đơn phương ly hôn để đạt kết quả tốt nhất, trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm: Ly hôn đơn phương với người nước ngoài