Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì?

0
194

Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì là nội dung mà bạn nên tìm hiểu để việc ly hôn đơn phương đạt kết quả tốt nhất.

Đúng là khi kết hôn thì ai cũng mong muốn vợ chồng chung sống hạnh phúc, sinh con và nuôi dưỡng con cái thành người có ích cho xã hội, cùng bảo ban nhau làm ăn, tạo lập cuộc sống mà không ai mong muốn sẽ ly hôn.

Thế nhưng, cuộc sống có quá nhiều vấn đề khiến vợ chồng có thể nảy sinh mâu thuẫn bất cứ khi nào. Đó có thể là mâu thuẫn từ việc làm ăn, chăm lo kinh tế gia đình tới mâu thuẫn về nuôi dạy con cái hoặc những bất đồng trong quan điểm sống, ứng xử hoặc do một trong hai bên có quan hệ tình cảm nam, nữ với người khác. Khi mâu thuẫn vợ chồng đã trở lên trầm trọng, không thể tìm được tiếng nói chung, phương án giải quyết thì cũng là lúc một trong hai bên hoặc cả hai tìm tới phương án ly hôn.

Chắc rằng, đa số các bạn đều biết, nếu vợ chồng đồng ý ly hôn thì đó là thuận tình ly hôn. Ngược lại, nếu một trong hai bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng hoặc khoản nợ, nghĩa vụ tài chính chung thì đó là đơn phương ly hôn.

Vậy câu hỏi đặt ra là ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và làm rõ câu trả lời cho câu hỏi ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì.

1. Tư vấn ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì

Để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

  • Ly hôn đơn phương là gì?;
  • Điều kiện ly hôn đơn phương;
  • Quy định của pháp luật về ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì;
  • Thực tiễn ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì.

Nội dung tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu toàn bộ những nội dung của ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì.

1.1. Giải đáp ly hôn đơn phương là gì

Trước khi tìm hiểu về ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để làm rõ xem ly hôn đơn phương là gì.

Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:


“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”


Như vậy, có thể hiểu ly hôn đơn phương là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc bên chồng mà Tòa án đã tiến hành hòa giải nhưng không thành.

Thông thường, ly hôn đơn phương là các trường hợp sau:

  • Vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn;
  • Vợ và chồng đồng ý ly hôn nhưng không thỏa thuận được với nhau về một trong những nội dung sau:

+ Người trực tiếp nuôi con khi ly hôn, áp dụng cho con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;

+ Nghĩa vụ cấp dưỡng của bên còn lại khi không trực tiếp nuôi con khi ly hôn;

+ Chia tài sản chung của vợ chông khi ly hôn;

+ Thỏa thuận về việc giải quyết khoản nợ chung hoặc nghĩa vụ tài chính khác của vợ chồng khi ly hôn.

1.2. Điều kiện ly hôn đơn phương

Điều kiện ly hôn đơn phương cũng là nội dung mà bạn nên tìm hiểu khi muốn biết ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì.

Theo quy định tại Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành nêu trên thì điều kiện ly hôn đơn phương gồm có:

  • Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng
  • Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Các điều kiện ly hôn đơn phương này thường được thể hiện qua các hành vi sau:

+ Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực về thể chất hoặc tinh thần với bên còn lại hoặc với nhau

Ví dụ: Vợ chồng thường xuyên chửi bới, đánh đập nhau.

+ Vợ chồng đã ly thân được một thời gian nhưng bỏ mặc nhau, không ai quan tâm tới ai, ai thích làm gì thì làm;

+ Hai bên gia đình đã khuyên bảo nhưng vợ chồng không thay đổi quan điểm và vẫn mong muốn ly hôn.

+ Tình cảm vợ chồng dành cho nhau đã không còn.

Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì?

1.3. Quy định của pháp luật về ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành thì ly hôn đơn phương được xác định là vụ án ly hôn và người có yêu cầu ly hôn phải khởi kiện bên còn lại tại Tòa án.

Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì thì được quy định tại Điều 189, Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Chi tiết như sau:


“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.”


Như vậy, theo quy định của pháp luật thì ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì sẽ cần chuẩn bị:

  • Đơn khởi kiện ly hôn theo mẫu mới nhất (tải mẫu đơn tại đây);
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện để chứng minh yêu cầu ly hôn là có căn cứ và hợp pháp.
Đơn khởi kiện | Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Đơn khởi kiện | Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì?

1.3. Thực tiễn ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì

Kinh nghiệm thực tiễn ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện ly hôn;
  • Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy trích lục kết hôn nếu kết hôn tại nước ngoài;
  • Giấy khai sinh của con chung;
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất, giấy tờ đăng ký xe ô tô hoặc xe máy;
  • Giấy tờ chứng minh khoản nợ, nghĩa vụ tài chính khác của vợ chồng như: Hợp đồng vay vốn ngân hàng, giấy tờ vay nợ tài sản…
  • Các giấy tờ chứng minh yêu cầu ly hôn như: Giấy tờ chứng minh thu nhập và công việc để yêu cầu Tòa án quyết định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn, giấy tờ của bệnh viện xác nhận về thương tích để chứng minh việc bị bạo hành…

Tới đây bạn đã được tìm hiểu toàn bộ những vấn đề có liên quan tới câu hỏi ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì.

Bệnh án | Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Bệnh án | Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì?

2. Kết luận ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và làm rõ ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì.

Như vậy, ly hôn đơn phương cần chuẩn bị giấy tờ gì thì sẽ gồm đơn khởi kiện ly hôn và các giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình, giấy tờ chứng minh cho các căn cứ ly hôn và yêu cầu khi ly hôn.

Theo nhận xét và đánh giá của nhiều bạn thì ly hôn đơn phương được xác định là một trong những thủ tục tố tụng phức tạp, kéo dài.

Làm gì để ly hôn đơn phương đạt kết quả tốt nhất?

Để ly hôn đơn phương đạt kết quả tốt nhất, các bạn cần làm những công việc sau:

  • Tham khảo kinh nghiệm từ những bạn đã hoàn tất thủ tục ly hôn đơn phương;
  • Tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn để chuẩn bị đúng, đủ giấy tờ cần thiết;
  • Thực hiện quy trình ly hôn đơn phương đúng quy định của pháp luật;
  • Sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín, nếu không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại.

Tin rằng, với hơn chục năm trong lĩnh vực, cùng đội ngũ luật sư và chuyên viên chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn ly hôn đơn phương đạt kết quả tốt nhất.

Xem thêm: Ly hôn đơn phương với người nước ngoài