Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

0
1917

Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam là một trong những thủ tục hành chính về hộ tịch nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhiều bạn.

Điều đó giải thích lý do vì sao từ khóa thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam luôn là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên các website tìm kiếm thông tin. Đó cũng chính là lý do mà Anzlaw với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam muốn giới thiệu tới các bạn bài viết này.

Pháp luật Việt Nam có quy định khá cụ thể về thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam. Tuy nhiên, lĩnh vực pháp lý là một lĩnh vực tương đối khó. Chính vì vậy, để có thể kết hôn với người Nhật tại Việt Nam là điều không hề dễ dàng. Việc này đòi hỏi người thực hiện phải có hiểu biết về pháp luật, đồng thời am hiểu các thủ tục hành chính. Do đó, nếu muốn tự mình thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam, các bạn cần tìm hiểu kĩ giấy tờ cần chuẩn bị và trình tự thực hiện.

1. Tư vấn kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Kết hôn với người nước ngoài là lĩnh vực tương đối khó. Chính vì vậy nên không phải ai cũng am hiểu. Kết hôn với người Nhật là một trong số đó. Nếu không phải là người có kinh nghiệm thực tiễn thì rất khó để tư vấn chính xác về thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam. Ngoài ra, những quy định của pháp luật luôn có sự thay đổi, do đó nếu không thường xuyên cập nhật thì khó có thể cung cấp thông tin chính xác cho người cần tư vấn. Chính vì vậy, bạn có thể bị mơ hồ khi nghe tư vấn từ nhiều đơn vị là điều dễ hiểu.

Bài viết khác:  Thủ tục kết hôn tại Nhật

Anzlaw sẽ tư vấn chính xác nhất cho bạn về thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam.

1.1. Giấy tờ cần chuẩn bị

Để có thể dễ dàng thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn với người Nhật tại Việt Nam thì viêc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ là vô cùng quan trọng. Phần lớn kết quả đăng kí kết hôn phụ thuộc và sự chính xác và đầy đủ của giấy tờ. Đối với mỗi trường hợp khác nhau, có thể sẽ phải chuẩn bị những loại giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên những loại giấy tờ dưới đây là giấy tờ cơ bản nhất mà các bạn cần chuẩn bị. Giấy tờ bao gồm:

a) Đối với công dân Việt Nam

  1. Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao);
  2. Sổ hộ khẩu (bản sao);
  3. Giấy khám sức khỏe kết hôn;
  4. Giấy xác nhận tình trạng độc thân;
  5. Quyết định ly hôn hoặc bản án ly hôn (trường hợp đã kết hôn và ly hôn);
  6. Giấy chứng tử (trường hợp đã kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết)
  7. Ảnh 4×6 nền trắng, áo tối màu.

b) Đối với công dân Nhật Bản

  1. Giấy tờ đủ điều kiện kết hôn của người Nhật;
  2. Thị thực hoặc giấy tờ cho phép người Nhật cư trú hợp pháp tại Việt Nam (bản sao);
  3. Giấy tờ hộ tịch của người Nhật;
  4. Giấy khám sức khỏe kết hôn;
  5. Hộ chiếu;
  6. Ảnh 4×6 nền trắng, áo tối màu.

Giấy tờ của người Nhật Bản cần sao y, dịch thuật, công chứng, chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Nhật Bản.

Giấy khám sức khỏe kết hôn, bạn vui lòng tham khảo qua bài viết: Khám sức khỏe khi kết hôn với người nước ngoài.

Bài viết khác:  Thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật Bản ở Việt Nam
Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam
Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

1.2. Cơ quan đăng kí kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Trước đây, để có thể đăng kí kết hôn với người nước ngoài, các bạn nộp hồ sơ đăng kí kết hôn tại Sở Tư pháp cấp tỉnh hoặc tương đương nơi người Việt có cư trú. Tuy nhiên, sau khi Luật Hộ tịch 2014 có hiệu lực thì thủ tục này được chuyển xuống dưới cho Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc tương đương phụ trách. Đồng thời, quy trình thủ tục cũng được lược bỏ bớt để tạo điều kiện cho công dân.

Tuy nhiên, với đặc thù của nền hành chính Việt Nam còn nhiều bất cập thì thủ tục đăng kí kết hôn với người Nhật tại Việt Nam không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi. Nhũng nhiễu, hách dịch, gây khó dễ là những tiêu cực đến từ cán bộ, công chức tư pháp hộ tịch. Nếu không phải người am hiểu những quy trình thủ tục đăng kí kết hôn thì các bạn có thể sẽ gặp những khó khăn, bất lợi khiến việc đăng kí trở lên phức tạp.

1.3. Thời gian giải quyết và trả kết quả kết hôn

Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, trường hợp không có sai sót, các bạn sẽ nhận được phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Thời hạn giải quyết và trả kết quả là 15 ngày làm việc. Trường hợp cần xác minh thì thời gian xác minh không được tính vào thời gian giải quyết. Tới ngày trả kết quả, hai bạn có mặt để kí và nhận Giấy chứng nhận kết hôn.

Tới đây, bạn đã hoàn thành thủ tục đăng kí kết hôn với người Nhật Bản tại Viêt Nam.

Thực tế mà nhiều bạn đánh giá thì thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn với ngườ nước ngoài là quá dài. Người nước ngoài sẽ phải ở lại Việt Nam trong khoảng thời gian gần 1 tháng để đăng ký kết hôn là việc không hề dễ dàng. Đặc biệt, chúng ta đều biết người Nhật Bản làm việc với cường độ cao như thế nào.

Bài viết khác:  Thực tập sinh có kết hôn với người Nhật được không?

Do đó, nếu muốn lấy kết quả sớm hơn thì các bạn sẽ cần liên hệ đơn vị uy tín để được trợ giúp.

2. Kết luận

Thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam được Anzlaw đánh giá là một trong những thủ tục đăng kí hộ tịch tương đối khó. Bởi lẽ nếu có sai sót về giấy tờ, các bạn sẽ phải đi lại nhiều lần. Ngoài ra, trong quá trình nộp hồ sơ có thể các bạn sẽ gặp những trở ngại từ phía cơ quan đăng kí kết hôn.

Việc này có thể khiến các bạn không nhận được kết quả mong muốn. Đôi khi, để có thể chuẩn bị được bộ hồ sơ đăng kí kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam thì ngay cả những người có kiến thức về pháp luật còn có thể gặp những vướng mắc nhất định.

Trong trường hợp vì những lý do khác nhau, các bạn không muốn tự mình kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam và cần Công ty hỗ trợ, các bạn vui lòng liên hệ hoặc để lại tin nhắn ở phần bình luận cuối bài viết.

Với bề dầy kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn hồ sơ kết hôn với người Nhật Bản cùng đội ngũ luật sư chuyên viên chuyên nghiệp, Anzlaw tin tưởng chúng tôi có thể trợ giúp bạn kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như ý muốn.

Trân trọng cảm ơn và kính chúc bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!

Xem thêm: Kinh nghiệm kết hôn với người Nhật Bản

Nhập quốc tịch Nhật sau khi kết hôn