Kết hôn với người nước ngoài khi đang sinh sống ở nước ngoài

0
94

Kết hôn với người nước ngoài khi đang sinh sống ở nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?

Nếu là người Việt đang cư trú trong nước và thực hiện thủ tục kết hôn với người nước ngoài thì đa số mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin về việc chuẩn bị giấy tờ cần thiết, quy trình nộp hồ sơ đăng ký kết hôn và nhận kết quả.

Thậm chí, nếu chi tiết hơn, các bạn có thể tìm hiểu về những khó khăn khi kết hôn với người nước ngoài như: Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn kéo dài hoặc khó khăn từ bất cập của nền hành chính công.

Thế nhưng, nếu là người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài thì việc kết hôn với người nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?

1. Kết hôn với người nước ngoài khi đang sinh sống ở nước ngoài

Người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài được xác định là người Việt Nam định cư tại nước ngoài.

Theo đó, khi kết hôn với người nước ngoài thì các bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề về:

  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn;
  • Hồ sơ đăng ký kết hôn;
  • Quy trình kết hôn;
  • Ghi chú kết hôn.

1.1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn

Khác với người Việt đang cư trú trong nước chỉ có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam hoặc ra nước ngoài kết hôn, người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại một trong những cơ quan sau:

  • Sứ quán Việt Nam tại quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch;
  • Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch;
  • Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam.

Trong số những cơ quan đăng ký kết hôn nêu trên thì Sứ quán Việt Nam tại quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch và cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch là phù hợp. Bởi lẽ, cả hai có thể chủ động thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan này mà không cần phải trở về Việt Nam kết hôn.

Bài viết khác:  Cần giấy tờ gì để kết hôn với người nước ngoài?

1.2. Hồ sơ đăng ký kết hôn

a) Trường hợp kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

Cơ quan này bao gồm:

– Sứ quán của Việt Nam tại quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch;

– UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú tại Việt Nam.

Nếu lựa chọn kết hôn tại cơ quan này, các bạn sẽ chuẩn bị giấy tờ giống như trường hợp người Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài và có lưu ý. Chi tiết về các loại giấy tờ này, mời bạn xem thêm: Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Để tránh trùng lặp nội dung, trong bài viết này chúng tôi không nhắc lại mà chỉ lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt trong thời gian cư trú tại nước ngoài

Nếu là người Việt cư trú trong nước, các bạn chỉ cần cung cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã, nơi đang thường trú cấp. Thế nhưng, nếu là người Việt sinh sống tại nước ngoài thì các bạn phải cung cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Sứ quán Việt Nam tại nước ngoài cấp hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người Việt định cư xác nhận người Việt Nam đang độc thân.

Tại sao lại vậy?

Do bạn đang sinh sống tại nước ngoài nên phải chứng minh tình trạng hôn nhân trong thời gian sinh sống tại nước ngoài.

Giấy tờ này theo quy định là Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Sứ quán Việt Nam tại nước ngoài cấp hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà bạn đang cư trú cấp.

Tốt nhất, các bạn nên xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Sứ quán Việt Nam tại nước ngoài cấp. Bởi lẽ, giấy tờ này dễ được cấp và không cần chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang tiếng Việt.

  • Chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ độc thân của người nước ngoài

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Bài viết khác:  Làm giấy kết hôn nhanh

b) Trường hợp kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch

Nếu lựa chọn kết hôn tại cơ quan này, cặp đôi sẽ chuẩn bị giấy tờ theo quy định pháp luật của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.

Mỗi một quốc gia sẽ có những quy định riêng về giấy tờ cần chuẩn bị và quy trình đăng ký kết hôn.

Tuy nhiên, một số giấy tờ sau là giấy tờ không thể không có trong hồ sơ đăng ký kết hôn.

  • Giấy tờ tùy thân của nam, nữ;
  • Giấy tờ chứng minh hiện tại nam, nữ đang độc thân;
  • Visa cho phép người Việt cư trú hợp phạp tại quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch;
  • Ngoài ra, có thể một số quốc gia yêu cầu Giấy khám sức khỏe kết hôn, giấy tờ chứng minh người Việt không có tiền án, tiền sự…

1.2. Quy trình kết hôn – Kết hôn với người nước ngoài khi đang sinh sống ở nước ngoài

Quy trình đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch khá tương đồng. Điểm khác biệt chỉ là thời gian giải quyết.

Quy trình chung gồm các bước sau:

  • Bước 1: Có mặt nộp hồ sơ đăng ký kết hôn;
  • Bước 2: Nhận kết quả đăng ký kết hôn khi tới ngày trả kết quả.

Trường hợp kết hôn tại Việt Nam thì một trong hai bên nam, nữ phải có mặt khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn và cả hai phải có mặt khi nhận kết quả. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.

Còn tại nước ngoài, pháp luật của mỗi quốc gia sẽ quy định về quy trình đăng ký kết hôn là khác nhau.

Ví dụ: Hàn Quốc và Nhật Bản cho phép đăng ký kết hôn vắng mặt người Việt cả khi nộp hồ sơ và nhận kết quả. Ngoài ra, kết quả đăng ký kết hôn không có Giấy chứng nhận kết hôn mà chỉ có nhập thông tin người Việt vào sổ hộ tịch của người Nhật hoặc người Hàn.

Bài viết khác:  Kết hôn với người nước ngoài có khó không?

Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Trung Quốc là ngay trong ngày làm việc.

1.3. Ghi chú kết hôn

Việc kết hôn với người nước ngoài đòi hỏi pháp luật của Việt Nam và quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch công nhận. Tuy nhiên, cặp đôi lại chỉ đăng ký kết hôn một lần tại cơ quan có thẩm quyền.

Vì vậy, sau khi hoàn tất việc kết hôn, cặp đôi cần phải ghi chú kết hôn.

Thủ tục này được hiểu nôm na là việc công dân sẽ thông báo với cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà họ có quốc tịch về việc đã đăng ký kết hôn tại nước ngoài. Ví dụ: Người Việt đăng ký kết hôn tại Trung Quốc sẽ làm thủ tục ghi chú kết hôn tại UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú.

Trường hợp đang sinh sống tại nước ngoài mà lựa chọn đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch thì người Việt sẽ ghi chú kết hôn tại Sứ quán Việt Nam tại quốc gia đó.

Chi tiết về ghi chú kết hôn, mời bạn xem thêm: Thủ tục ghi chú kết hôn với người nước ngoài

2. Kết luận kết hôn với người nước ngoài khi đang sinh sống ở nước ngoài

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một trong những nội dung rất quan trọng dành cho những bạn đang sinh sống tại nước ngoài, đó là kết hôn với người nước ngoài khi đang sinh sống ở nước ngoài.

Thủ tục đăng ký kết hôn trong trường hợp này có nhiều điểm khác biệt nhưng điều quan trọng là việc tìm kiếm thông tin để chuẩn bị giấy tờ lại không hề có. Bởi lẽ, các trường hợp này pháp luật không quy định chi tiết và rõ ràng. Chính vì thế, không ít bạn về Việt Nam nhưng lại không thể kết hôn.

Nếu cần hỗ trợ dịch vụ, bạn vui lòng liên hệ hotline 0988 619 259.

Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài