Lấy chồng Nhật Bản cần chuẩn bị giấy tờ gì?

0
692

Lấy chồng Nhật Bản cần chuẩn bị giấy tờ gì là câu hỏi mà cặp đôi Việt – Nhật sẽ đặt ra khi chuẩn bị cho việc đăng ký kết hôn.

Với hơn chục năm làm công tác tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài, trong đó có kết hôn với người Nhật Bản thì chúng tôi nhận được rất nhiều đề nghị cần giải đáp. Phổ biến nhất mà các bạn hay quan tâm đó chính là thủ tục kết hôn với người Nhật Bản hoặc lao động bất hợp pháp kết hôn với người Nhật Bản.

Ngoài nội dung nêu trên thì một câu hỏi mà phần lớn chị em phụ nữ thường đặt ra khi lấy chồng Nhật Bản đó là cần chuẩn bị giấy tờ gì. Tìm hiểu về lấy chồng Nhật Bản cần chuẩn bị giấy tờ gì là việc làm cần thiết, trước khi chị em và người Nhật tới cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kết hôn.

Trong nội dung bài viết này, dựa trên kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi sẽ giải đáp giúp các bạn câu hỏi lấy chồng Nhật Bản cần chuẩn bị giấy tờ gì.

1. Giải đáp lấy chồng Nhật Bản cần chuẩn bị giấy tờ gì

Theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành và các văn bản hướng dẫn thi hành thì giấy tờ mà cặp đôi nam, nữ cần chuẩn bị không nhiều, được quy định tại Điều 10, Khoản 1, Điều 38 Luật Hộ tịch 2014, Khoản 3, Điều 2, Điều 30, Nghị định 123/2015/NĐ-CP.


Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch

3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”


Mặc dù pháp luật về hộ tịch cũng nghiêm cấm cán bộ, công chức yêu cầu công dân cung cấp giấy tờ mà pháp luật không quy định. Tuy nhiên, trong thực tiễn thì cặp đôi sẽ cần phải chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác, tránh trường hợp phải mất công tranh luận với công chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn.

Một bộ hồ sơ để lấy chồng Nhật Bản cũng sẽ giống như trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài và sẽ gồm có:

a) Giấy tờ mà người Nhật Bản cần có

  • Hộ chiếu;
  • Thị thực cho phép người Nhật Bản cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
  • Giấy tờ chứng minh hiện tại người Nhật đang độc thân (trường hợp đã từng kết hôn thì cung cấp thêm giấy tờ chứng minh quan hệ này đã chấm dứt);
  • Giấy tờ về hộ tịch của Nhật Bản;
  • Giấy khám sức khỏe tâm thần do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp;
  • Tờ khai đăng ký kết hôn.
Lấy chồng Nhật Bản cần chuẩn bị giấy tờ gì? | Ảnh minh họa
Lấy chồng Nhật Bản cần chuẩn bị giấy tờ gì? | Ảnh minh họa

b) Giấy tờ mà người Việt Nam cần có

  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là độc thân, dùng để kết hôn với người Nhật Bản (trường hợp đã từng kết hôn thì cung cấp thêm giấy tờ chứng minh quan hệ nay đã chấm dứt);
  • Giấy khám sức khỏe kết hôn do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp;
  • Văn bản của đơn vị đang công tác cho phép kết hôn người Nhật, nếu đang là cán bộ, công chức, viên chức hoặc làm việc trong lực lượng vũ trang;
  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu (tải tờ khai tại đây).

c) Lưu ý

  • Chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp cần được chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và Nhật Bản.

Nội dung chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự là xác thực chữ ký, con dấu của người và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ là đúng.

Đây là thủ tục không quá khó để thực hiện và người khác có thể thực hiện thay. Vì vậy, nếu không muốn đi lại nhiều lần thì các bạn có thể dùng dịch vụ của đơn vị uy tín nào đó.

  • Giấy tờ độc thân của người Nhật phải đúng với biểu mẫu mà cơ quan có thẩm quyền công bố

Đây là nội dung rất quan trọng nhưng nhiều bạn thường bỏ qua khi chuẩn bị giấy tờ. Bởi lẽ, thông tin độc thân của người Nhật Bản có thể được thể hiện trong nhiều loại giấy tờ. Thế nhưng, giấy tờ dùng để đăng ký kết hôn tại Việt Nam phải đúng với biểu mẫu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Nhật Bản thống nhất.

Vì thế, không ít bạn không biết thông tin này nên chuẩn bị giấy độc thân của người Nhật Bản không đúng biểu mẫu. Mặc dù, đúng là giấy tờ đó có chứa thông tin người Nhật Bản đang độc thân. Thế nhưng, cơ quan có thẩm quyền lại không thể tiếp nhận và giải quyết.

  • Dịch thuật, công chứng giấy tờ bằng tiếng nước ngoài

Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch thuật sang tiếng Việt. Bản dịch phải được công chứng/chứng thực chữ ký.

Kinh nghiệm cho thấy, bất kỳ nội dung nào là tiếng nước ngoài thì bạn đều dịch sang tiếng Việt, để tránh bị bắt bẻ.

Lấy chồng Nhật Bản cần chuẩn bị giấy tờ gì? | Ảnh minh họa
Lấy chồng Nhật Bản cần chuẩn bị giấy tờ gì? | Ảnh minh họa

2. Nhận xét về lấy chồng Nhật Bản cần chuẩn bị giấy tờ gì

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp xong câu hỏi mà phần lớn chị em phụ nữ lấy chồng Nhật Bản đều đặt ra và đi tìm câu trả lời.

Có một điểm chung đối với các trường hợp tìm tới chúng tôi để được trợ giúp sau khi gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật Bản là đều gặp thiếu sót trong hồ sơ đăng ký kết hôn. Đó có thể là thiếu giấy tờ cần thiết hoặc giấy tờ bị sai.

Đó là còn chưa kể tới nền hành chính công của Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, khó khăn cho công dân tiếp cận và thực hiện. Do đó, làm sao để chuẩn bị đúng và đủ bộ hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản luôn là câu hỏi khó đối với phần lớn cặp đôi, bởi lẽ đa số các bạn đều là lần đầu kết hôn với người Nhật Bản.

Trong trường hợp này, các bạn nên tìm tới đơn vị uy tín để được trợ giúp. Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn!

Vui lòng xem thêm: Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản