Thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân

0
1137

Thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân là nội dung mà bạn không thể không quan tâm. Liệu rằng, trong trường hợp này trẻ có được khai sinh hay không và nếu có thủ tục sẽ như thế nào?

Trong thời kỳ xã hội phong kiến hoặc ngược thời gian về vài chục năm trước đây, “không chồng mà chửa” là hành vi bị cả xã hội, cộng đồng lên án gay gắt, thậm chí bị trừng phạt nghiêm khắc.

Thế nhưng, thời nay mọi thứ đã thay đổi. Khi đời sống vật chất được nâng cao thì nhận thức của người dân cũng có nhiều sự tiến bộ. Thay vì chỉ trích, lên án thì xã hội đã chấp nhận và coi “mẹ đơn thân” là bản năng làm mẹ thiên bẩm của phụ nữ. Cũng do nhận thức thay đổi mà nhiều chị em phụ nữ sẵn sàng làm mẹ đơn thân mà không muốn vướng bận vào một mối quan hệ hôn nhân ràng buộc.

Dưới góc độ xã hội là vậy, còn dưới góc độ pháp lý thì mỗi một thể nhân khi được sinh ra đều phải được đăng ký khai sinh tại cơ quan quản lý nhà nước về dân cư để được pháp luật bảo vệ.

Vậy vấn đề đặt ra là, trẻ sinh ra khi mẹ là đơn thân thì có được đăng ký khai sinh hay không và thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân như thế nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu toàn bộ các vấn đề có liên quan tới thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân.

1. Tư vấn thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân

Khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, bao giờ các nhà làm luật cũng dự liệu các tình huống có thể xảy ra trong thực tế, qua đó đặt ra cách thức ứng xử cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ khi mẹ là đơn thân chính là một trong những tình huống đã được pháp luật dự liệu.

Theo đó, dưới góc độ pháp lý thì trẻ có mẹ đơn thân rơi vào một trong số những trường hợp đặc biệt, đăng ký khai sinh cho trẻ lúc này được xác định là thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha. Đặc biệt, thông tin của cha trong giấy khai sinh của trẻ sẽ bỏ trống, thông tin nhân thân khác của bé như họ, dân tộc, quốc tịch, quê quán sẽ được xác định theo thông tin của mẹ.

Bài viết khác:  Không có giấy chứng sinh có khai sinh được không?

Vậy thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thânđược thực hiện như thế nào?

Để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng và thực hiện được thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ khi là mẹ đơn thân;
  • Thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân.
Thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân
Thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân

1.1. Cơ quan giải quyết việc đăng ký khai sinh cho trẻ khi là mẹ đơn thân

Theo quy định của pháp luật thì thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân là thủ tục đănng ký khai sinh khi không xác định được người cha.

Theo đó, Điều 15, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ không xác định được cha như sau:


“Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

…”


Như vậy, cơ quan giải quyết việc đăng ký khai sinh cho trẻ trong trường hợp này không có sự khác biệt so với thủ tục đăng ký khai sinh thông thường không có yếu tố nước ngoài. Đó vẫn là Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ đang cư trú sẽ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh.

1.2. Thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân

Thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân được quy định tại Điều 16, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành. Chi tiết như sau:


“Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

…”


Theo đó, thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân được chia làm 02 bước, bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ để thực hiện thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn và nhận kết quả.
Bài viết khác:  Có bị phạt khi đăng ký khai sinh muộn không?

a) Giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân

Để thực hiện thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân, mẹ của trẻ sẽ chuẩn bị giấy tờ gồm có:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu mới nhất (tải tờ khai đăng ký khai sinh tại đây);
  • Giấy tờ nhân thân của người mẹ. Đó có thể là căn cước công dân hoặc chứng minh thư hoặc hộ chiếu;
  • Giấy chứng sinh gốc do tổ chức y tế nơi trẻ sinh ra cấp.

Trường hợp không có giấy chứng sinh thì người đi đăng ký khai sinh cần thay thế bằng một trong những văn bản sau:

  • Nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh
  • Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh

Mẹ đơn thân có thể hoàn thiện tờ khai đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng cũng có thể tự chuẩn bị từ trước. Nếu chuẩn bị từ trước, mẹ đơn thân vui lòng tham khảo thêm qua bài viết Hướng dẫn điền tờ khai đăng ký khai sinh.

b) Trình tự thực hiện thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân

Mẹ đơn thân tự mình hoặc nhờ người thân thích đi đăng ký khai sinh cho trẻ. Người đi đăng ký khai sinh có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi bé đang cư trú để nộp hồ sơ.

Bài viết khác:  Mẫu giấy cam đoan về việc sinh

Sau khi tiếp nhận giấy tờ từ người đi đăng ký khai sinh, công chức tư pháp – hộ tịch cần kiểm tra tính chính xác của giấy tờ. Sau đó, ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật thông tin của trẻ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Tiếp đó, công chức tư pháp – hộ tịch hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh và giao cho người đi đăng ký khai sinh.

Phần thông tin về cha trong giấy khai sinh của trẻ sẽ bỏ trống. Họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ.

2. Đánh giá thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu xong thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân mới nhất.

Theo đánh giá thì thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân không phải thủ tục quá khó để thực hiện nhưng đôi khi mẹ đơn thân cũng có thể gặp phải những vướng mắc nhất định cần sự tư vấn. Thậm chí, nếu đó là thủ tục khai sinh có yếu tố nước ngoài thì chắc chắn sẽ có nhiều câu hỏi, vướng mắc cần được hướng dẫn.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục khai sinh cho con khi là mẹ đơn thân.

Xem thêm: Khai sinh cho con với người nước ngoài