Ủy quyền đăng ký khai sinh

0
157

Ủy quyền đăng ký khai sinh được pháp luật quy định như thế nào?

Chắc rằng, đa số mọi người đều biết, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ sinh ra và khỏe mạnh thì cha hoặc mẹ hoặc người thân thích khác của trẻ phải thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh.

Thủ tục này sẽ được thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký khai sinh;
  • Bước 2: Người đi đăng ký khai sinh có mặt tại cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ đăng ký khai sinh;
  • Bước 3: Nhận kết quả đăng ký khai sinh.

Quy trình đăng ký khai sinh nêu trên được áp dụng cho các trường hợp đăng ký khai sinh được thực hiện tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, bao gồm:

  • UBND cấp xã;
  • UBND cấp huyện;
  • Cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài.

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp vì những lý do nhất định mà cha hoặc mẹ hoặc người thân thích khác của trẻ không thể tự mình thực hiện thủ tục khai sinh và muốn ủy quyền cho người khác thực hiện. Phổ biến nhất là trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ mang quốc tịch nước ngoài.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về ủy quyền đăng ký khai sinh?

1. Ủy quyền đăng ký khai sinh

Để hiểu rõ và hiểu đúng về ủy quyền đăng ký khai sinh, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Có được ủy quyền đăng ký khai sinh không?;
  • Thủ tục ủy quyền đăng ký khai sinh;
  • Thủ tục đăng ký khai sinh đối với người được ủy quyền.

Dựa trên kết quả nghiên cứu các nội dung nêu trên, chúng ta sẽ có kết luận về ủy quyền đăng ký khai sinh.

1.1. Có được ủy quyền đăng ký khai sinh không?

Ủy quyền đăng ký khai sinh được quy định tại khoản 2, Điều 6, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành, chi tiết như sau:


Điều 6. Quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân

1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.

Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền.


Theo hướng dẫn tại Điều 2, Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì ủy quyền khai sinh được quy định như sau:

Bài viết khác:  Thủ tục đăng ký lại khai sinh

Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch

1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.


Đối chiếu với các quy định nêu trên thì cha hoặc mẹ của trẻ ĐƯỢC PHÉP ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ. Văn bản ủy quyền phải được chứng thực chữ ký, trừ trường hợp người đi đăng ký khai sinh là anh, chị, em ruột của người ủy quyền.

Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ là ông hoặc bà hoặc người thân thích khác của trẻ thì không cần văn bản ủy quyền của cha hoặc mẹ trẻ.

Bài viết khác:  Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh
Ủy quyền đăng ký khai sinh
Ủy quyền đăng ký khai sinh

1.2. Thủ tục ủy quyền đăng ký khai sinh

Cha hoặc mẹ của trẻ sẽ thực hiện việc ủy quyền theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ

Nội dung văn bản ủy quyền phải thể hiện rõ các thông tin, bao gồm:

– Thông tin nhân thân của người ủy quyền;

– Thông tin nhân thân của người nhận ủy quyền;

– Nội dung ủy quyền: Nội dung ủy quyền phải ghi rõ đăng ký khai sinh cho ai, ngày sinh, thông tin về Giấy chứng sinh, quê quán, dân tộc và các thông tin cần thiết khác được quy định trong tờ khai đăng ký khai sinh.

– Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh;

– Thời hạn ủy quyền;

– Cam kết.

  • Bước 2: Chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền

Người ủy quyền sẽ thực hiện chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền tại UBND cấp xã nơi gần nhất hoặc văn phòng công chức nơi thuận tiện nhất.

1.3. Thủ tục đăng ký khai sinh đối với người được ủy quyền

Người được ủy quyền đăng ký khai sinh sẽ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh theo quy trình gồm những bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký khai sinh

Người nhận ủy quyền sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật, các văn bản cam đoan, thừa nhận con chung, văn bản lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho trẻ, trong một số trường hợp.

Thông thường, hồ sơ ngày sẽ gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu mới nhất (tải tại đây);

– Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh;

– Giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của trẻ;

– Văn bản ủy quyền;

– Giấy chứng nhận kết hôn của cha và mẹ trẻ;

– Giấy chứng sinh do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp, nếu không có giấy chứng sinh thì cung cấp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh hoặc giấy cam đoan về việc sinh;

– Một số giấy tờ khác tùy thuộc vào hoàn cảnh của cặp đôi như: Văn bản thừa nhận con chung, văn bản thỏa thuận chọn quốc tịch…

  • Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký khai sinh và nhận kết quả
Bài viết khác:  Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh

Sau cùng, người đăng ký khai sinh có mặt tại cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ đăng ký khai sinh.

Theo quy định, công chức tư pháp sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận nếu hồ sơ đã đúng và đủ. Trường hợp hồ sơ có thiếu sót thì thông báo để người đi đăng ký khai sinh hoàn thiện lại.

Sau cùng, tới ngày trả kết quả, người đi đăng ký khai sinh sẽ tới nhận Giấy khai sinh và ký tên vào Sổ hộ tịch gốc.

Ủy quyền đăng ký khai sinh | Ảnh minh họa
Ủy quyền đăng ký khai sinh | Ảnh minh họa

2. Kết luận ủy quyền đăng ký khai sinh

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tế thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và giải đáp một trong những nội dung mà các bạn hay tìm hiểu về đăng ký khai sinh. Đó là ủy quyền đăng ký khai sinh.

Pháp luật về hộ tịch hiện hành cho phép cha hoặc mẹ của trẻ có thể ủy quyền cho người khác không phải ông bà hoặc người thân thích của trẻ để đăng ký khai sinh cho trẻ. Còn nếu người đi đăng ký khai sinh cho trẻ là ông bà hoặc người thân thích khác của trẻ thì không phải ủy quyền.

Thông thường, nếu đăng ký khai sinh cho trẻ mà chọn quốc tịch nước ngoài thì các bạn có thể ủy quyền cho đơn vị uy tín để được hỗ trợ.

Làm gì để ủy quyền đăng ký khai sinh đạt kết quả tốt nhất?

Để ủy quyền đăng ký khai sinh đạt kết quả tốt nhất, các bạn cần làm những việc sau:

  • Chuẩn bị văn bản ủy quyền đúng, đủ các nội dung đăng ký khai sinh;
  • Người đi đăng ký khai sinh chuẩn bị hồ sơ đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện ủy quyền đăng ký khai sinh theo đúng quy trình;
  • Sử dụng dịch vụ ủy quyền đăng ký khai sinh của đơn vị uy tín, nếu không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại.

Rất mong được đồng hành cùng bạn. 

Xem thêm: Khai sinh cho con với người nước ngoài