Kết hôn với người nước ngoài khi đang làm việc tại nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Trong nhiều bài viết trước đây về kết hôn với người nước ngoài, chúng tôi đã viện dẫn các quy định của pháp luật và chia sẻ kinh nghiệm thực tế để giúp các bạn hình dung toàn bộ giấy tờ phải chuẩn bị, quy trình đăng ký kết hôn, ghi chú kết hôn và bảo lãnh định cư tại nước ngoài.
Đó là những quy định chung, áp dụng cho trường hợp người Việt Nam đang cư trú trong nước.
Thế nhưng, trong thực tế còn trường hợp người Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài và muốn đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì cần làm gì?
1. Kết hôn với người nước ngoài khi đang làm việc tại nước ngoài
Nếu là trường hợp đang làm việc tại nước ngoài, các bạn cần thực hiện các công việc sau:
- Lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn;
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn;
- Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn và nhận kết quả.
1.1. Lựa chọn cơ quan có thẩm quyên đăng ký kết hôn
Các bạn có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại một trong những cơ quan sau:
- Về Việt Nam đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện, nơi đang thường trú;
- Đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài;
- Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.
Việc lựa chọn cơ quan đăng ký kết hôn sẽ phụ thuộc vào mong muốn của từng cặp đôi, mức độ khó dễ khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu đang làm việc tại nước ngoài thì các bạn nên đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài hoặc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch. Bởi lẽ, về Việt Nam để đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện, nơi thường trú thì thủ tục tương đối phức tạp. Thế nhưng, nếu các bạn có mong muốn thì vẫn có thể tính tới phương án này.
1.2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn
Với mỗi cơ quan đăng ký hộ tịch, các bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn theo yêu cầu của cơ quan đó. Hồ sơ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ khác so với hồ sơ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.
-
Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
Trường hợp lựa chọn kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, bao gồm: UBND cấp huyện nơi thường trú hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch thì các bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn trong bài viết: Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Để tránh trùng lặp nội dung, chúng tôi xin phép không trình bày lại.
Lưu ý:
Trường hợp lựa chọn kết hôn tại UBND cấp huyện, nơi thường trú tại Việt Nam thì người Việt Nam làm việc tại nước ngoài phải bổ sung thêm:
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia mà người Việt Nam đang làm việc cấp;
– Xuất trình hộ chiếu và giấy tờ cho phép làm việc tại nước ngoài.
-
Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch
Nếu lựa chọn kết hôn tại cơ quan này, giải pháp tốt nhất là các bạn nên tới cơ quan này và đề nghị được hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ. Bởi lẽ, pháp luật của mỗi quốc gia sẽ quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài là khác nhau.
Trong khả năng của mình, chúng tôi không thể tư vấn các bạn chuẩn bị giấy tờ để kết hôn tại tất cả các quốc gia.
1.3. Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn và nhận kết quả
Quy trình chung, sau khi đã có đủ giấy tờ, cặp đôi sẽ thực hiện như sau:
- Có mặt tại cơ quan có thẩm quyền;
- Xuất trình giấy tờ tùy thân;
- Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn;
- Hoàn thiện lại hồ sơ, nếu có thiếu sót;
- Quay trở lại cơ quan này để nhận kết quả đăng ký kết hôn.
Lưu ý:
– Đôi lúc và đôi chỗ có thể các bạn gặp tình trạng cán bộ gây khó dễ khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Đây là tình trạng chung của nền hành chính công của Việt Nam.
– Ngoài việc trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền nộp hồ sơ, cặp đôi cũng có thể nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến;
– Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là 15 ngày làm việc, tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sẽ phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia. Trong khi Trung Quốc cho phép lấy kết quả ngay trong ngày thì Hàn Quốc là sau khoảng 2 tuần.
2. Ghi chú kết hôn
Sau khi hoàn tất việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì các bạn cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc ngược lại.
Ghi chú kết hôn là thủ tục rất quan trọng để pháp luật Việt Nam và quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch cùng công nhận quan hệ hôn nhân của hai bạn. Thế nhưng, trong thực tế lại rất ít bạn biết về thủ tục này để thực hiện.
Chi tiết vui lòng xem thêm: Thủ tục ghi chú kết hôn với người nước ngoài.
3. Kết luận kết hôn với người nước ngoài khi đang làm việc tại nước ngoài
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về kết hôn với người nước ngoài khi đang làm việc tại nước ngoài.
Đăng ký kết hôn trong trường hợp này được các bạn đánh giá là phức tạp hơn khi mà giấy tờ cần chuẩn bị nhiều hơn. Đồng thời, một số giấy tờ không dễ dàng khi chuẩn bị. Vì vậy, nhiều bạn quyết định nên đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.
Lời khuyên của các bạn là nếu không am hiểu thì nên tìm đơn vị uy tín để trợ giúp. Tin rằng, với kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi hoàn toàn có thể hỗ trợ bạn đạt kết quả tốt nhất.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0988 619 259.
Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài