Có đơn phương ly hôn được hay không?

0
2019

Có đơn phương ly hôn được hay không là câu hỏi mà nhiều bạn quan tâm.

Thực tiễn cho thấy, ly hôn là một trong những thủ tục rất phức tạp. Bởi lẽ, ngoài vấn đề phức tạp của thủ tục tố tụng tại Tòa án thì tình cảm vợ chồng và con cái cũng khiến việc giải quyết ly hôn gặp nhiều khó khăn hơn.

Về mặt tố tụng, nếu vợ chồng thuận tình ly hôn thì thủ tục khá đơn giản. Hai bên đương sự chỉ cần làm đơn đề nghị Tòa án công nhận thỏa thuận ly hôn. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp ly hôn chỉ là ý chí của một bên, bên còn lại không muốn ly hôn, thậm chí còn tìm cách cản trở việc ly hôn.

Vậy trong trường hợp này có ly hôn đơn phương được không?

Đây cũng là đề nghị tư vấn mà Anzlaw khá thường xuyên nhận được trong suốt những năm tháng làm công tác tư vấn về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Trong nội dung bài viết này, Anzlaw xin chia sẻ một đề nghị tư vấn và trả lời. Với cách diễn giải này, Anzlaw tin rằng bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được nội dung vấn đề hơn.

1. Đề nghị tư vấn có đơn phương ly hôn được hay không?


Chào Anzlaw! Tôi đang có vấn đề sau cần Anzlaw tư vấn.

Tôi kết hôn và đã có được 2 cháu, một cháu 5 tuổi và một cháu 7 tuổi. Cách đây khoảng 6 tháng, tôi phát hiện chồng tôi có quan hệ bên ngoài. Tôi và gia đình hai bên tìm cách ngăn cản nhưng không thành. Thậm chí, nhiều lúc anh ấy còn đánh đập tôi trước mặt các con.

Nhiều lần muốn ly hôn nhưng thương các cháu tôi lại thôi. Thế nhưng, tôi không thể tiếp tục sống như vậy. Tôi đã tới Tòa án mua đơn nhưng chồng tôi dứt khoát không ký và còn giấu luôn giấy chứng nhận kết hôn.

Tôi đang băn khoăn không biết liệu tôi có ly hôn đơn phương được không? Mong Anzlaw tư vấn cho tôi.

Tôi xin cảm ơn!


Có đơn phương ly hôn được hay không?
Có đơn phương ly hôn được hay không?

2. Giải đáp có đơn phương ly hôn được hay không?

Anzlaw xin chào bạn!

Đề nghị tư vấn của bạn không phải nội dung mới đối với Anzlaw. Trong suốt những năm tháng tư vấn hôn nhân và gia đình, Anzlaw khá thường xuyên nhận được đề nghị tư vấn có nội dung tương tự.

Chắc hẳn bạn cũng biết rằng, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn. Từ thời điểm này trở đi, sẽ có rất nhiều các quan hệ khác phát sinh trong quá trình vợ chồng chung sống. Đó là quan hệ về nuôi dưỡng con cái, tài sản chung hoặc thậm chí là nghĩa vụ tài chính.

Khi giải quyết ly hôn, Tòa án cũng sẽ phải giải quyết hầu hết các quan hệ pháp luật phát sinh theo yêu cầu của đương sự.

Thế nhưng, vấn đề đặt ra là nếu một bên trong quan hệ vợ chồng không đồng ý ly hôn thì bên còn lại có đơn phương ly hôn được không? Hãy xem pháp luật quy định như thế nào về nội dung này nhé.

2.1. Quy định của pháp luật về đơn phương ly hôn

Khi nghiên cứu về đơn phương ly hôn dưới góc độ pháp lý, chúng ta sẽ nghiên cứu ở 02 phương diện, bao gồm: Một là pháp luật về hình thức (thủ tục tố tụng) và hai là về pháp luật về nội dung.

a) Thứ nhất, pháp luật về nội dung

Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất có quy định rất cụ thể về quyền đơn phương ly hôn, cụ thể như sau:


Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.


Như vậy, khi muốn ly hôn thì một trong hai bên trong quan hệ vợ chồng hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết mà không cần phải có sự đồng ý của bên kia. Hay nói ngắn gọn hơn vợ hoặc chồng có quyền ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, nếu vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền đơn phương ly hôn.

Tuy nhiên, để được ly hôn đơn phương thì đương sự phải chứng minh việc ly hôn là có căn cứ. Cụ thế, phải có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

a) Thứ hai, pháp luật về tốt tụng

Ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu một bên được xác định là tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

Do đó, đối chiếu với quy định tại Khoản 1, Điều 28, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đây là một trong những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Do đó, người có yêu cầu ly hôn sẽ làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án có thẩm quyền để đề nghị Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn theo đúng quy định của pháp luật.

Kết luận, cả pháp luật về nội dung và tố tụng đều cho phép phép yêu cầu đơn phương ly hôn. Thế nhưng, có được Tòa án chấp nhận hay không thì sẽ phải trải qua một quá trình tố tụng kéo dài. Trong đó, người có yêu cầu ly hôn đơn phương sẽ phải chứng minh căn cứ ly hôn theo đúng quy định của pháp luật.

2.2. Kết luận có đơn phương ly hôn được hay không

Ly hôn đơn phương được đánh giá là thủ tục cực kỳ phức tạp. Người có yêu cầu sẽ phải trải qua quá trình tố tụng kéo dài từ vài tháng cho tới vài năm tùy theo tính chất phức tạp của đối tượng tranh chấp. Ngay như việc hoàn thiện đơn khởi kiện ly hôn để được Tòa án thụ lý cũng là công việc không đơn giản.

Tốt nhất bạn nên tìm tới đơn vị uy tín để được trợ giúp.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn ly hôn đơn phương!

Vui lòng xem thêm: Hướng dẫn soạn đơn khởi kiện ly hôn chính xác nhất