Ly hôn với người nước ngoài làm tại đâu?

0
1419

Ly hôn với người nước ngoài làm tại đâu là câu hỏi được rất nhiều bạn có ý định ly hôn với người nước ngoài quan tâm, tìm hiểu.

Như các bạn đều biết, hầu hết thủ tục có liên quan tới người nước ngoài đều rất phức tạp. Kết hôn với người nước ngoài đã phức tạp bao nhiêu thì khi ly hôn còn phức tạp hơn rất nhiều. Thậm chí, đơn giản như ly hôn với người nước ngoài làm tại đâu cũng là câu hỏi mà rất ít bạn biết câu trả lời. Câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ được Anzlaw giới thiệu tới các bạn trong bài viết này.

Bất kì ai khi đã bước vào cuộc sống hôn nhân thì đều không mong muốn ly hôn xảy đến với mình. Tuy nhiên, khi mẫu thuẫn giữa vợ chồng trở lên nghiêm trọng, không thể giải quyết được nữa, đồng thời việc tiếp tục chung sống chỉ làm cả hai thêm đau khổ thì ly hôn là giải pháp cuối cùng cho vấn đề hôn nhân. Khi xử lý vụ việc ly hôn bao giờ Tòa án cũng giải quyết 3 vấn đề. Bao gồm: ly hôn, quyền trực tiếp nuôi con và vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng.

Nghe tới những nội dung nêu trên, đã khiến các bạn cảm thấy phức tạp như thế nào khi ly hôn. Vậy nhưn ly hôn với người nước ngoài còn phức tạp hơn rất nhiều.

Ly hôn với người nước ngoài làm tại đâu?
Ly hôn với người nước ngoài làm tại đâu?

1. Tư vấn về ly hôn với người nước ngoài làm tại đâu

Về nguyên tắc, hầu hết các thủ tục liên quan tới người nước ngoài được thực hiện tại cơ quan cao hơn một cấp so với các thủ tục trong nước (thủ tục không có yếu tố nước ngoài). Thủ tục kết hôn và ly hôn với người nước ngoài là một trong số đó. Kết hôn trong nước tại UBND xã, kết hôn với người nước ngoài tại UBND huyện. Ly hôn trong nước thực hiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện thì ly hôn với người nước ngoài thực hiện tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Đây là về mặt nguyên tắc chung. Anzlaw xin trích dẫn quy định của pháp luật để khẳng định cho lập luận của mình.

1.1. Xác định thẩm quyền của Tòa án

Điểm b, Khoản 1, Điều 470 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam như sau:

“1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.”

Việc tiếp theo cần xác định Tòa an cấp nào, ở đâu sẽ giải quyết vụ việc ly hôn của bạn.

Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự như sau:

“Điều 3. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

  1. c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

Trong đó, khoản 3, khoản 4, Điều 35 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

a) Giải thích thuật ngữ

Tòa án nhân dân tối cao có ban hanh Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP để giải thích thuật ngữ. Tại điều 7 của Nghị quyết này có quy định về đương sự ở nước ngoài như sau:

  1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:

a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

b) Kết luận

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Tòa án xử lý vụ việc ly hôn với người nước ngoài.

Nếu việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ở khu vực biên giới với Việt Nam hoặc người nước ngoài không ở khu vực biên giới với Việt Nam nhưng sinh sống tại Việt Nam, không có tài sản ở nước ngoài và có mặt tại thời điểm Tòa an thụ lý thì việc ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Ngoài hai trường hợp nêu trên, những trường còn lại sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

2. Kết luận về ly hôn với người nước ngoài ở đâu

Như vậy, Anzlaw đã giải đáp xong ly hôn với người nước ngoài làm tại đâu?

Ly hôn vẫn luôn được đánh giá là một trong những thủ tục phức tạp. Thế nhưng, nếu đó là ly hôn có yếu tố nước ngoài mà lại là ly hôn đơn phương thì còn phưc tạp hơn nữa. Việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án đôi khi cũng khiến các bạn phải băn khăn, lo lắng khi mà xác định thẩm quyền của Tòa án chỉ là một việc đơn giản trong vô số công việc mà bạn sẽ phải thực hiện.

Trong trường hợp không am hiểu thì bạn có thể liên hệ với đơn vị uy tín để được trợ giúp.

Xem  thêm: Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất

Tư vấn thủ tục ly hôn