Nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt

0
1701

Nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định như thế nào là nội dung mà bạn nên tìm hiểu để việc nhận cha con đạt kết quả tốt nhất.

Khi đời sống ngày một đầy đủ hơn và nhận thức của xã hội về vấn đề “không chồng mà chửa” được đúng đắn hơn thì việc những đứa trẻ sinh ra mà trong giấy khai sinh không có tên cha là chuyện không hề hiếm.

Và tất nhiên, khi muốn có tên cha trong giấy khai sinh của trẻ trong trường hợp này thì người cha phải làm thủ tục nhận cha con.

Đây không phải là một trong số những thủ tục hộ tịch phức tạp nhưng nếu rơi vào một trong các trường hợp dưới đây thì bạn cũng nên tìm hiểu để nắm bắt thêm thông tin, qua đó thực hiện thủ tục nhận cha con được chính xác, tránh trường hợp phải thực hiện thêm một số thủ tục hoặc cung cấp thêm giấy tờ khác mà không cần thiết.

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu toàn bộ những vấn đề có liên quan tới nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt.

1. Tư vấn nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt

Nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 16, Thông tư 04/2020/TT-BTP. Chi tiết như sau:


“Điều 16. Đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trongTờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trongSổ đăng ký khai sinhvà Giấy khai sinh của người con.

3. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinhcủa người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.

Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

4. Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.

Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.”


Nội dung tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết từng trường hợp nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt.

Bài viết khác:  Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha con

1.1. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn

Ngày nay, các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn không còn hiếm gặp. Khi đó hai bên nam nữ không có hôn thú ràng buộc, nhưng giấy tờ khai sinh của người con chung thì làm như thế nào?

Sau khi sinh con, người con sống chung với người cha. Khi nhận cha con, người cha không liên hệ được với người mẹ thì không cần ý kiến của người mẹ trong tờ khai đăng ký nhận cha con.

Nếu hồ sơ có kèm theo giấy chứng sinh và giấy tờ nhân thân của người mẹ thì thông tin người mẹ được điền theo các giấy tờ đó. Ngược lại, nếu không có các giấy tờ trên thì phần thông tin đó sẽ ghi theo thông tin mà người cha cung cấp. Đương nhiên trong trường hợp này người cha phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mà mình khai báo.

1.2. Con sinh ra và đăng ký khai sinh trước thời điểm đăng ký kết hôn

Trong trường hợp này thì giấy khai sinh của người con chỉ có thông tin người mẹ mà không có thông tin của người cha. Sau khi đăng ký kết hôn, nếu hai vợ chồng có văn bản thừa nhận con chung thì không cần làm thủ tục đăng ký nhận cha con. Khi đó, sẽ tiến hành thủ tục bổ sung hộ tịch. Tức là bổ sung thông tin người cha trong Sổ Hộ tịch và giấy khai sinh của người con.

Bài viết khác:  Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha con

Đây là trường hợp khá phổ biến trong thực tiễn. Thay vào đó, các bạn sẽ không phải làm thủ tục nhận cha con và làm xét nghiệm ADN mà chỉ cần lập văn bản thừa nhận con chung và làm thủ tục bổ sung thông tin của người cha trong Giấy khai sinh của con.

Quy định trên cũng đơn giản hóa thủ tục cho những cặp vợ chồng khai sinh cho con trước thời điểm đăng ký kết hôn. Bởi có rất nhiều trường hợp mong muốn đăng ký kết hôn trước khi sinh con. Nhưng vì một số lý do mà thủ tục đăng ký kết hôn chưa thể hoàn thiện theo như mong muốn của họ. (Ví dụ: do hồ sơ chưa hợp lệ, cần sửa, làm lại nhiều lần…)

Nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt
Nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt

1.3. Con sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn nhưng sau khi kết hôn với khai sinh

Nếu con sinh ra trước khi đăng ký kết hôn nhưng lại chưa làm đăng ký khai sinh. Thì sau khi kết hôn, cha mẹ làm khai sinh cho con mà cả hai bên có văn bản thừa nhận con chung thì thông tin của người cha được ghi trong giấy khai sinh của con. Trường hợp này không cần làm thủ tục nhận cha con, cũng không làm thủ tục bổ sung hộ tịch.

Qua nhiều năm hỗ trợ thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, chúng tôi nhận thấy các trường hợp phân tích trên không còn hiếm gặp. Do tính chất của thủ tục kết hôn với người nước ngoài quá phức tạp, kèm theo việc đi lại giữa hai nước khó khăn. Nên thủ tục đăng ký kết hôn hoàn thành sau khi sinh con.

Bài viết khác:  Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha con

Quy định trên phần nào tối giản các giấy tờ, tạo điều kiện đơn giản hóa thủ tục hộ tịch.

1.4. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân với người khác

Nếu con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân với người khác thì việc nhận cha con phải được thực hiện tại Tòa án, trừ trường hợp Tòa án giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền mới tiếp nhận và giải quyết việc đăng ký khai sinh cho con chưa có thông tin về người cha hoặc làm thủ tục nhận cha con.

Đây là một trong những trường hợp nhận cha con trong trường hợp đặc biệt và được xem là khó thực hiện nhất.

Theo đó, để nhận con thì người cha và người mẹ sẽ phải thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu giải quyết việc nhận cha con tại Tòa án cấp có thẩm quyền;
  • Bước 2: Nhận kết quả giải quyết nhận cha con của Tòa án hoặc văn bản từ chối giải quyết;
  • Bước 3: Tới cơ quan có thẩm quyền nhận cha con để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh hoặc nhận cha con theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Tới đây, các bạn đã được tìm hiểu toàn bộ nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt.

2. Kết luận nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về 04 trường hợp nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt.

Thực tế, việc thực hiện nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt không quá khó. Việc nhận cha con chỉ trở lên phức tạp nếu người mẹ có con trong thời kỳ hôn nhân với người khác. Lúc này, pháp luật về hôn nhân và gia đình sẽ suy đoán đứa trẻ là con của người trong thời kỳ hôn nhân và bắt buộc người cha phải nhận con tại Tòa án trước. Thủ tục nhận con tại Tòa án là một trong những thủ tục hành chính phức tạp, không dễ thực hiện.

Rất vui được tư vấn nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt cho bạn.

Vui lòng xem thêm: Khai sinh cho con có cha hoặc mẹ là người nước ngoài

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất