Thủ tục kết hôn với người Đức

0
1110

Thủ tục kết hôn với người Đức được đánh giá là phức tạp nhất. 

Trong nhiều bài viết trước đây thì chúng tôi đã chỉ ra rằng khi kết hôn với người Đức cặp đôi có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Đức hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thứ 3.

Dù kết hôn tại bất kỳ cơ quan nào thì thủ tục đăng ký kết hôn cũng sẽ gồm các bước sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn;
  • Có mặt tại cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kết hôn;
  • Nhận kết quả đăng ký kết hôn;
  • Ghi chú kết hôn và bảo lãnh định cư.

Đối với việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Đức hoặc tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thứ 3 thì các bạn vui lòng tham khảo sự tư vấn từ luật sư tại Đức hoặc tại quốc gia thứ 3. Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào tư vấn thủ tục kết hôn với người Đức tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

1. Tư vấn thủ tục kết hôn với người Đức

Nội dung dưới đây, chúng ta sẽ đi lần lượt từng bước trong quy trình đăng ký kết hôn với người Đức tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Thủ tục kết hôn với người Đức | Ảnh minh họa
Thủ tục kết hôn với người Đức | Ảnh minh họa

1.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người Đức

Hồ sơ đăng ký kết hôn chính là cụ thể hóa các điều kiện kết hôn mà pháp luật quy định. Do đó, trước khi đi sâu tìm hiểu về hồ sơ đăng ký kết hôn thì cặp đôi nên dành thời gian tìm hiểu về điều kiện kết hôn, qua đó sẽ giúp cặp đôi hiểu rõ được tại sao lại phải có những giấy tờ đó. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cặp đôi nam, nữ sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn sau:

  • Độ tuổi kết hôn;
  • Tình trạng hôn nhân;
  • Ý chí tự nguyện;
  • Mục đích kết hôn;
  • Các trường hợp cấm kết hôn.

Tuy nhiên, khi kết hôn với người nước ngoài nói chung và người Đức nói riêng thì cặp đôi chỉ cần quan tâm tới độ tuổi kết hôn và tình trạng hôn nhân.

Theo đó, độ tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và đối với nữ là từ đủ 18 tuổi. Tại thời điểm đăng ký kết hôn, cặp đôi phải đang trong tình trạng độc thân. Lưu ý là nếu đã từng kết hôn thì quan hệ đó phải chấm dứt theo phán quyết của Tòa án trong trường hợp ly hôn hoặc theo xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp vợ/chồng đã chết.

Bài viết khác:  Giấy tờ kết hôn với người Đức

Từ những điều kiện kết hôn đó mà một bộ hồ sơ đăng ký kết hôn với người Đức sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

a. Giấy tờ về nhân thân

Đó có thể là Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người Việt hoặc hộ chiếu của người Đức. Giấy tờ này nhằm xác định điều kiện kết hôn về độ tuổi kết hôn của nam và nữ. Trong giấy tờ tùy thân này sẽ có thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh nên sẽ là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem nam và nữ đã đạt độ tuổi kết hôn chưa, cũng như xác định quốc tịch của người đề nghị đăng ký kết hôn.

b. Giấy tờ về tình trạng hôn nhân

Giấy tờ này đối với người Việt là giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là UBND cấp xã cấp. Đối với người Đức thì đó là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Đức cấp có nội dung hiện tại người Đức đang độc thân. Giấy tờ này đã được cơ quan có thẩm quyền của Đức và Việt Nam chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự và phải đúng mẫu mà pháp luật quy định là giấy tờ sử dụng để kết hôn với người Đức tại Việt Nam.

Nếu trước đó một trong hai bên nam và nữ đã từng kết hôn thì phải có giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân này đã kết thúc hợp pháp. Tại Việt Nam đó là bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp ly hôn hoặc Giấy chứng tử trong trường hợp vợ hoặc chồng trước đã chết.

c. Giấy tờ thể hiện ý chí tự nguyện

Nội dung về ý chí tự nguyện sẽ được thể hiện thông qua 02 loại giấy tờ, bao gồm: Tờ khai đăng ký kết hôn và giấy khám sức khỏe kết hôn.

Tờ khai đăng ký kết hôn phải có chữ ký của cả nam và nữ nên rõ ràng đã thể hiện việc kết hôn là ý chí tự nguyện của cặp đôi. Ngoài ra, để đáng giá xem tại thời điểm đăng ký kết hôn cặp đôi có đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi hay không thì pháp luật có yêu cầu nam, nữ phải cung cấp thêm giấy khám sức khỏe có kết luận về sức khỏe tâm thần của người được khám.

Giấy khám sức khỏe kết hôn cũng là nội dung mà cặp đôi người Việt và người nước ngoài thường gặp thiếu sót. Do đó, khi hỗ trợ khách hàng thì chúng tôi thường đề nghị khách hàng khám ở những tổ chức y tế có kết luận rõ ràng “đủ sức khỏe kết hôn”.

d. Giấy tờ thể hiện thẩm quyền đăng ký kết hôn

Giấy tờ này là Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người Việt, tùy thuộc vào cơ quan mà cặp đôi sẽ đăng ký kết hôn là UBND cấp huyện nơi người Việt đang thường trú hoặc tạm trú.

Bài viết khác:  Giấy tờ kết hôn với người Đức


1.2. Thực hiện việc đăng ký kết hôn

Khi trên tay cặp đôi là những giấy tờ đã nêu ở trên thì cả hai có mặt tại cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kết hôn. Cơ quan này thông thường là UBND cấp huyện, nơi người Việt thường trú hoặc tạm trú.

Và giống như bất kỳ thủ tục hành chính nào khác, cặp đôi người Việt và người Đức xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp hồ sơ cho chuyên viên bộ phận Tư pháp – hộ tịch.

Chuyên viên tại cơ quan này sẽ kiểm tra giấy tờ tùy thân của cặp đôi, với người Việt đó là chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, với người Đức thì đó là hộ chiếu. Ngoài ra, chuyên viên cũng sẽ phải kiểm tra tính chính xác của hồ sơ. Sau cùng, chuyên viên viết phiếu biên nhận giấy tờ và hẹn trả kết quả nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ. Ngược lại, cặp đôi sẽ được thông báo hoàn thiện lại hồ sơ nếu có sai sót.

Tới lịch trả kết quả đã ghi trong phiếu hẹn cặp đôi có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài nói chung, trong đó có người Đức là 13 ngày làm việc, tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý

Ở bước này, cặp đôi cũng cần lưu ý về thái độ của chuyên viên tiếp nhận hồ sơ. Tại một số địa phương, họ thường hạch sách, gây khó dễ bằng cách đặt ra yêu cầu mà pháp luật không quy định, bắt bẻ lỗi sai của giấy tờ mà không có căn cứ. Nếu rơi vào trường hợp này và có căn cứ khẳng định hồ sơ đã chuẩn bị chính xác thì các bạn sẽ thực hiện quyền khiếu nại.

Một lưu ý nữa là khi nhận hồ sơ bạn nên kiểm tra kỹ thông tin ghi trong Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu phát hiện có sai sót thì đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận mới.

1.3. Cuối cùng ghi chú kết hôn và bảo lãnh định cư

Mong muốn sang Đức định cư chắc chắn là ý định của rất nhiều bạn khi kết hôn với người Đức. Trước khi thực hiện thủ tục bảo lãnh định cư thì người Đức cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn.

Bài viết khác:  Giấy tờ kết hôn với người Đức

Tại sao lại có thủ tục ghi chú kết hôn?

Quan hệ hôn nhân giữa người Việt và người Đức là quan hệ có yếu tố nước ngoài. Do đó, quan hệ này cần phải được cả hai quốc gia gồm Việt Nam và Đức công nhận. Thế nhưng, cặp đôi mới chỉ đăng ký và nhận được Giấy chứng nhận kết hôn tại Việt Nam, trong khi tại Đức cơ quan của Đức không hề biết tới việc người Đức đã đăng ký kết hôn hay chưa.

Chính vì vậy, người Đức sẽ phải tới cơ quan có thẩm quyền của Đức để thông báo về việc họ đã kết hôn tại Việt Nam.

Về thủ tục ghi chú kết hôn, bạn vui lòng xem thêm Thủ tục ghi chú kết hôn với người nước ngoài.

Còn bảo lãnh định cư thì sao?

Sau khi đã ghi chú kết hôn, cặp đội sẽ thực hiện việc bảo lãnh định cư tại Đức. Lúc này, người Đức sẽ chuẩn bị một số giấy tờ theo yêu cầu của Sứ quán Đức và gửi sang cho người Việt. Bước cuối cùng, người Việt tới Sứ quán Đức nộp hồ sơ xin visa định cư tại Đức.

Trường hợp muốn định cư tại Việt Nam thì người Việt đứng ra xin miễn thị thực hoặc thẻ tạm trú cho người Đức.

2. Nhận xét về thủ tục kết hôn với người Đức

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn về thủ tục kết hôn với người Đức.

Như các bạn thấy, đây là thủ tục khá phức tạp khi cần chuẩn bị nhiều loại giấy tờ, đồng thời quy trình khá phức tạp và đặc biệt là thời gian giải quyết kéo dài. Và với những bạn không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại thì để có thể hoàn thiện được những loại giấy tờ trên cũng đã “toát mồ hôi”.

Vậy làm thế nào để thực hiện thủ tục kết hôn với người Đức đạt kết quả như mong muốn?

Giải pháp cho câu hỏi trên là các bạn nên tìm tới đơn vị uy tín có chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm để được hỗ trợ. Với bề dầy hơn chục năm kinh nghiệm như chúng tôi thì việc hỗ trợ bạn đạt kết quả tốt nhất hoàn toàn năm trong khả năng của chúng tôi.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn kết hôn với người Đức!

Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài