Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc được pháp luật quy định như thế nào là nội dung mà bạn nên tim hiểu để việc ly hôn đạt kết quả tốt nhất.
Thông thường, sau một thời gian tìm hiểu và muốn tiến tới hôn nhân, người Việt sẽ chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, sau đó xin visa sang Trung Quốc để kết hôn hoặc người Trung sẽ sang Việt Nam để đăng ký kết hôn với người Việt.
Chi tiết về thủ tục kết hôn, bạn có thể tham khảo: Thủ tục kết hôn với người Trung Quốc.
Sau khi kết hôn, cả hai sẽ lựa chọn sinh sống tại Trung Quốc hoặc tại Việt Nam. Nếu kết hôn tại Trung Quốc thì người Trung sẽ bảo lãnh cho người Việt xin visa dài hạn, có thời hạn từ 06 tháng tới 1 năm. Ngược lại, cặp đôi xác định sẽ sinh sống và làm việc tại Việt Nam thì người Việt sẽ bảo lãnh xin visa 1 năm cho người Trung.
Mối quan hệ hôn nhân giữa người Việt và người Trung cũng tương tự như người Việt với nhau, khi mà cũng có thể phát sinh mâu thuẫn, thậm chí do khác biệt về văn hóa nên cặp đôi dễ phát sinh mâu thuẫn và thường khó khăn hơn khi giải quyết. Khi mâu thuẫn trở nên trầm trọng, cảm giác không thể tiếp tục chung sống với nhau cũng là lúc một trong hai bên hoặc cả hai sẽ tính tới phương án ly hôn.
Nếu lựa chọn ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc thì cặp đôi sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật Trung Quốc.
Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu thủ tục ly hôn với người Trung Quốc theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
1. Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc
Để hiểu rõ hơn về thủ tục ly hôn với người Trung Quốc, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung sau:
- Các trường hợp ly hôn với người Trung Quốc;
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn với người Trung Quốc;
- Điều kiện ly hôn với người Trung Quốc;
- Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc
- Làm gì để thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất.
1.1. Các trường hợp ly hôn với người Trung Quốc
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn sẽ có 02 trường hợp, bao gồm:
- Ly hôn theo yêu cầu một bên
- Thuận tình ly hôn
Chi tiết như sau:
“Điều 90. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.”
Như vậy, khi ly hôn với người Trung Quốc cũng có 02 trường hợp bao gồm: Thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cẩu của một bên (ly hôn đơn phương).
Tương ứng với từng trường hợp mà pháp luật về hôn nhân và gia đình sẽ có những quy định riêng về việc ly hôn. Chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện đó thì cơ quan có thẩm quyền mới chấp nhận cho vợ chồng ly hôn.
Tới đây, bạn đã biết các trường hợp ly hôn với người Trung Quốc để thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc.
1.2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn với người Trung Quốc
Khoản 1 Điều 51, Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên cũng quy định về cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn với người Trung Quốc là Tòa án nhân dân. Chi tiết như sau:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Như vậy, khi muốn ly hôn với người Trung Quốc thì đương sự phải liên hệ với Tòa án có thẩm quyền đề nghị được ly hôn.
Tới đây, bạn đã biết cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn với người Trung Quốc để thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc.
1.3. Điều kiện ly hôn với người Trung Quốc
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không quy định về điều kiện ly hôn mà chỉ quy định về thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu một bên. Điều kiện ly hôn được thể hiện một cách nội hàm trong các quy định đó.
Theo đó, tùy trường hợp ly hôn thuận tình hay ly hôn theo yêu cầu một bên mà điều kiện ly hôn sẽ khác nhau:
a) Điều kiện thuận tình ly hôn
Điều 55, Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên quy định về thuận tình ly hôn như sau:
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, Tòa án chỉ chấp nhận cho vợ chồng thuận tình ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Vợ và chồng cùng yêu cầu ly hôn;
- Hai bên vợ chồng ly hôn là tự nguyện, không bên nào bị đe dọa, cưỡng ép;
- Vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn;
- Vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con khi ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng của bên còn lại và việc thăm nom của bên không trực tiếp nuôi dưỡng con. Áp dụng trong trường hợp con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;
- Vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về nghĩa vụ tài chính chung phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Ví dụ: Khoản vay ngân hàng hoặc người thân.
b) Ly hôn theo yêu cầu một bên
Khoản 1, Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành quy định về điều kiện ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
…
Đối chiếu với quy định nêu trên, Tòa án chỉ chấp nhận cho vợ hoặc chồng ly hôn theo yêu cầu của một bên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có yêu cầu ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương);
- Đã được hòa giải tại Tòa án nhưng không thành;
- Có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ/chồng;
- Hôn nhân đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Điều này được thể hiện thông qua việc vợ chồng bỏ mặc nhau, không ai quan tâm tới ai, ai thích làm gì thì làm hoặc vợ chồng đã sống ly thân, đã được gia đình khuyên bảo nhưng không thay đổi, tình trạng hôn nhân như vậy vẫn tiếp diễn.
Tới đây, bạn đã biết các điệu kiện ly hôn với người Trung Quốc để thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc.
1.4. Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc
Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc gồm có 02 bước, bao gồm:
- Chuẩn bị hồ sơ ly hôn với người Trung Quốc;
- Thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc.
1.4.1. Chuẩn bị hồ sơ ly hôn với người Trung Quốc
a) Quy định của pháp luật về hồ sơ ly hôn với người Trung Quốc
-
Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên
Điều 189, Bộ luật dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện có quy định về thành phần hồ sơ mà người yêu cầu khởi kiện ly hôn phải nộp cho Tòa án.
Chi tiết như sau:
“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
4. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.”
-
Trường hợp thuận tình ly hôn
Điều 396, Bộ luật dân sự nêu trên quy định về đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cũng có quy định về thành phần hồ sơ mà người yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn phải nộp cho Tòa án. Chi tiết như sau:
“Điều 396. Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
1. Vợ, chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải có đơn yêu cầu. Đơn phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này.
2. Vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu. Trong trường hợp này vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu.
3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ và hợp pháp.
Theo đó, dù là thuận tình ly hôn hay ly hôn theo yêu cầu của một bên thì người có yêu cầu ly hôn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ ly hôn.”
b) Kinh nghiệm thực tiễn chuẩn bị hồ sơ ly hôn với người Trung Quốc
-
Hồ sơ ly hôn thuận tình với người Trung Quốc
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kết hôn/Trích lục ghi chú kết hôn (trường hợp kết hôn tại Trung Quốc);
– Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con chung;
– Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ: Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô…
– Bản sao giấy tờ chứng minh nghĩa vụ tài chính chung của vợ chồng. Ví dụ: Bản sao giấy nhận nợ của ngân hàng.
-
Hồ sơ ly hôn theo yêu cầu của một bên
Tương tự như khi ly hôn thuận tình, người có yêu cầu khởi kiện ly hôn cũng phải chuẩn bị các giấy tờ nêu trên, điểm khác biệt ở chỗ thay vì đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì người yêu cầu thay thế bằng đơn khởi kiện ly hôn.
Ngoài ra, người yêu cầu ly hôn có thể cung cấp thêm các giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ như: Bệnh án để chứng minh là nạn nhân của bạo lực gia đình, giấy tờ chứng minh năng lực tài chính đủ điều kiện nuôi con nếu có tranh chấp về người trực tiếp nuôi con khi ly hôn…
c) Lưu ý một số vấn đề khi chuẩn bị hồ sơ ly hôn với người Trung Quốc
-
Chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự
Giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Chi tiết về chứng nhận lãnh sự, mời bạn xem thêm: Thủ tục chứng nhận lãnh sự giấy tờ.
-
Dịch thuật giấy tờ bằng tiếng nước ngoài
Ngoài yêu cầu giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn thì giấy tờ, tài liệu này phải được dịch thuật sang tiếng Việt, có công chứng/chứng thực.
-
Thuê phiên dịch viên tiếng Trung
Trong quá trình Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn, người có yêu cầu ly hôn sẽ phải thuê phiên dịch viên tiếng Trung để hỗ trợ Tòa án giải quyết việc ly hôn, trừ trường hợp người Trung có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt và có bằng cấp, chứng chỉ tiếng Việt để chứng minh.
Tới đây, bạn đã biết hồ sơ ly hôn với người Trung Quốc để thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc.
1.4.2. Nộp đơn ly hôn và tham gia giải quyết cùng Tòa án
Quy trình nộp đơn ly hôn và tham gia giải quyết tại Tòa án được Bộ luật tố tụng dân sự quy định chi tiết, bao gồm:
– Nộp đơn khởi kiện ly hôn hoặc nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
– Nộp tạm ứng án phí ly hôn đơn phương, lệ phí giải quyết việc thuận tình ly hôn;
– Tòa án ban hành thông báo thụ lý vụ án ly hôn/việc ly hôn
…
Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục ly hôn với người Trung Quốc sẽ bao gồm những việc mà cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện và người có yêu cầu ly hôn phải thực hiện.
Dưới góc độ là người có yêu cầu ly hôn thì có thể các bạn không cần quan tâm tới những việc mà cơ quan tiến hành tố tụng phải làm mà chỉ cần quan tâm tới những việc đương sự phải làm.
Theo đó, người có yêu cầu thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc cần thực hiện những công việc sau:
- Bước 1: Xác định Tòa án có thẩm quyền
Khi đã có đủ giấy tờ nêu trên, người có yêu cầu ly hôn sẽ tới Tòa án có thẩm quyền để nộp hồ sơ ly hôn.
Tòa án có thẩm quyền được xác định như sau:
– Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi người Việt hoặc người Trung cư trú tại Việt Nam, trong trường hợp không có đương sự, tài sản hoặc ủy thác tư pháp sang nước ngoài;
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nơi người Việt cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người Trung, trong trường hợp có đương sự hoặc tài sản hoặc phải ủy thác tư pháp sang nước ngoài.
- Bước 2: Nộp đơn yêu cầu giải quyết vụ việc ly hôn;
- Bước 3: Tòa án tiếp nhận và giải quyết đơn yêu cầu ly hôn;
- Bước 4: Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí, lệ phí, trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền và yêu cầu ly hôn có cơ sở;
- Bước 5: Người yêu cầu ly hôn nộp tạm ứng án phí, lệ phí tại cơ quan thi hành án dân sự và nộp lại biên lai cho Tòa án;
- Bước 6: Tòa án ban hành thông báo thụ lý vụ án, thụ lý giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
- Bước 7: Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy lời khai của đương sự;
- Bước 8: Tòa án đưa vụ án ra xét xử hoặc đưa việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn ra giải quyết;
- Bước 9: Đương sự nhận bản án, quyết định của Tòa án.
- Bước 10: Kháng cáo, kháng nghị nếu có.
Tới đây, các bạn đã hoàn tất thủ tục ly hôn với người Trung Quốc.
Tất nhiên, mỗi bước nêu trên đều có những sự phức tạp nhất định, chứ không hề đơn giản như khi các bạn hình dung. Ví dụ: Để được Tòa án thụ lý thì đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn phải có những nội dung gì, có đúng biểu mẫu không, tài liệu chứng cứ nộp kèm đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn gồm những loại gì, có đúng theo quan điểm giải quyết của Tòa án không.
Thậm chí, khi đã được Tòa án thụ lý rồi thì quy trình Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ cũng có nhiều vấn đề phát sinh, chứ không hề đơn giản. Chẳng hạn: Tòa án mời người Trung Quốc lên làm việc nhưng người Trung không có mặt. Ủy thác tư pháp sang Trung Quốc nhưng lại không nhận được kết quả, không biết người Trung đang ở đâu.
2. Làm gì để thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất.
Như vậy, dựa trên các quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một trong những nội dung rất quan trọng, đó là thủ tục ly hôn với người Trung Quốc.
Ly hôn là một trong những thủ tục giải quyết tại Tòa án được đánh giá là rất phức tạp. Nếu đó là ly hôn có yếu tố nước ngoài và theo yêu cầu của một bên thì thủ tục này được xác định là cực kỳ phức tạp. Sự phức tạp thể hiện ở nhiều vấn đề, trong đó có những vấn đề về tố tụng, về nội dung và về thực trạng của nền tư pháp.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, phần lớn các bạn thường gặp vô vàn khó khăn khi tự thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc và thường bị trả đơn yêu cầu ly hôn.
Làm gì để thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất?
Để thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất, các bạn cần làm tốt những việc sau:
– Tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật về thủ tục ly hôn với người Trung Quốc;
– Chuẩn bị đúng, đủ giấy tờ và cần thiết và thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc theo đúng quy trình;
– Tốt nhất nên trao đổi với người Trung để cùng thống nhất thuận tình ly hôn để thủ tục ly hôn với người Trung Quốc được dễ dàng;
- Tìm tới đơn vị uy tín, có kinh nghiệm để được trợ giúp thủ tục ly hôn với người Trung Quốc, nếu không am hiểu.
Tin rằng, với bề dầy kinh nghiệm, cùng đội ngũ luật sư và chuyên viên chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục ly hôn với người Trung Quốc đạt kết quả tốt nhất.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0988 619 259.
Vui lòng xem thêm: Thủ tục ghi chú ly hôn với người nước ngoài