Visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn

0
29

Xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn là nội dung mà bạn nên tìm hiểu để việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài đạt kết quả tốt nhất.

Trong nhiều bài viết về kết hôn với người nước ngoài trước đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu về các cách kết hôn với người nước ngoài. Theo đó, cặp đôi người Việt và người nước ngoài có thể lựa chọn đăng ký kết hôn theo một trong các cách sau:

  • Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
  • Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch;
  • Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thứ ba.

Nếu lựa chọn đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài sẽ phải có mặt tại Việt Nam để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì sẽ sử dụng thị thực đang có để đăng ký kết hôn. Nếu người nước ngoài đang ở nước ngoài thì phải xin visa để vào Việt Nam kết hôn.

Vậy câu hỏi đặt ra là visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn là visa gì và làm gì để có visa này?

1. Tư vấn visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn

Để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn;
  • Thực tiễn visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn.

1.1. Quy định của pháp luật về visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn

Khi tìm hiểu quy định của pháp luật về visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
  • Quy định về visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn.

a) Quy định của pháp luật về hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Trước khi tìm hiểu về visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để làm rõ xem liệu pháp luật có quy định hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài phải có visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn hay không.

Theo đó, Khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài và việc nhận kết quả đăng ký kết hôn với người nước ngoài được quy định tại Khoản 5, Điều 3, Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:


“Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.”

Điều 3. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch

5. Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con, cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt.


Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong thành phần hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài chỉ yêu cầu phải có bản sao hộ chiếu của người nước ngoài chứ không yêu cầu phải có visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn. Tuy nhiên, khi nhận kết quả đăng ký kết hôn thì bắt buộc người nước ngoài phải có mặt tại Việt Nam. Vì vậy, nếu người nước ngoài không đang cư trú tại Việt Nam thì phải sẽ xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn.

Bài viết khác:  Cần làm gì để kết hôn với người nước ngoài

b) Quy định về visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn

Quy định về visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn được quy định tại Điều 8, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Chi tiết như sau:


“Điều 8. Ký hiệu thị thực

1. NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

2. NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

4. NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

5. LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6. LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

7. ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.Bổ sung

8. DN – Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.Bổ sung

9. NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

10. NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

11. NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

12. DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.

13. HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.

14. PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

15. PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

16. LĐ – Cấp cho người vào lao động.Bổ sung

17. DL – Cấp cho người vào du lịch.

18. TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

19. VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

20. SQ – Cấp cho các trường hợp quy định tại Bổ sung khoản 3 Điều 17 của Luật này.”


Như vậy, trong số 20 loại visa mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài thì không có loại visa nào dành cho người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích kết hôn.

Bài viết khác:  Công chức có được kết hôn với người nước ngoài không?

Vậy người nước ngoài sẽ xin visa cho người nước ngoài Việt Nam kết hôn như thế nào?

Visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn | Ảnh minh họa
Visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn | Ảnh minh họa

1.2. Thực tiễn visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn

Trong thực tiễn, người nước ngoài có thể vào Việt Nam kết hôn bắng bất kỳ loại visa hợp pháp.

Thông thường, người nước ngoài sẽ xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn theo diện visa như sau:

  • Visa du lịch có thời hạn từ 1 tháng tới 3 tháng

Kinh nghiệm cho thấy, nếu là công dân của các quốc gia không nằm trong danh sách được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì người nước ngoài sẽ xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn là visa du lịch.

Thời hạn visa du lịch là bao lâu sẽ do việc chuẩn bị giấy tờ của cặp đôi. Thông thường, thời hạn này từ 30 tới 45 ngày là có thể hoàn tất đăng ký kết hôn tại Việt Nam.

  • Sử dụng đơn phương miễn thị thực của Việt Nam

Nếu là công dân của quốc gia được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì ngươi nước ngoài không cần xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn mà sử dụng thời hạn đơn phương miễn thị thực mà Việt Nam cho phép.

Thời hạn đơn phương miễn thị thực của Việt Nam là 45 ngày và đủ để người nước ngoài hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam.

Bài viết khác:  Đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Tới đây, bạn đã được tìm hiểu toàn bộ những nội dung có liên quan tới xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn.

2. Kết luận xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu về một trong những vấn đề quan trọng khi kết hôn với người nước ngoài. Đó là, visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn.

Theo quy định của pháp luật thì sẽ không có loại visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn mà người nước ngoài sẽ vào Việt Nam bằng bất kỳ loại visa hợp pháp đều có thể đăng ký kết hôn.

Theo đánh giá của nhiều bạn thì thủ tục kết hôn với người nước ngoài được đánh giá tương đối phức tạp khi mà nền hành chính công của Việt Nam vẫn còn bất cập, chưa được giải quyết triệt để.

Do đó, nếu không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại thì lời khuyên là bạn vẫn nên tìm đơn vị uy tín để hỗ trợ xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam kết hôn và đăng ký kết hôn trong thời gian sớm nhất.

Rất mong được đồng hành cùng bạn!

Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất

Video hướng dẫn Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất