Người nước ngoài cần điều kiện gì để kết hôn tại Việt Nam là câu hỏi mà chắc rằng sẽ nhiều bạn quan tâm.
Hơn chục năm làm công tác tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài thì chúng tôi nhận được khá nhiều đề nghị hỗ trợ. Phổ biến nhất mà các bạn mong muốn giải đáp đó là về giấy tờ cần chuẩn bị. Thế nhưng, trước khi tìm hiểu về giấy tờ kết hôn thì một nội dung quan trọng các bạn cần tìm hiểu đó là điều kiện kết hôn.
Chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn thì cơ quan có thẩm quyền mới tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn và giải quyết việc đăng ký kết hôn cho nam, nữ. Do đó, tìm hiểu về các điều kiện kết hôn mới là công việc đầu tiên mà đôi bên nam, nữ cần thực hiện.
Vậy câu hỏi đặt ra là người nước ngoài cần điều kiện gì để kết hôn tại Việt Nam?
1. Giải đáp người nước ngoài cần điều kiện gì để kết hôn tại Việt Nam?
Dù kết hôn với người nước ngoài hay kết hôn với người Việt Nam định cư trong nước hoặc nước ngoài thì cặp đôi đều phải đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn được pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định.
Để giải đáp cho câu hỏi người nước ngoài cần điều kiện gì để kết hôn tại Việt Nam thì nội dung dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và phân tích các điều kiện đó.
1.1. Quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn
Theo đó, người nước ngoài sẽ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Chi tiết như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Trong đó, Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên quy định như sau:
‘Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.”
Tới đây, các bạn đã biết quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn để giải đáp cho câu hỏi người nước ngoài cần điều kiện gì để kết hôn tại Việt Nam.
2.2. Phân tích các điều kiện kết hôn
Để hiểu rõ hơn về người nước ngoài cần điều kiện gì để kết hôn tại Việt Nam, chúng ta sẽ phân tích các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.
a) Nằm trong độ tuổi kết hôn
Nam phải từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi là độ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành.
Kinh nghiệm cho thấy, phần lớn các bạn kết hôn với người nước ngoài thì đều không gặp vướng mắc về điều kiện này.
Các bạn lưu ý thêm là độ tuổi kết hôn tại Trung Quốc là nam từ đủ 22 tuổi và nữ từ đủ 20 tuổi. Do đó, nếu chưa đủ điều kiện kết hôn về độ tuổi tại Trung Quốc nhưng đã đủ điều kiện kết hôn tại Việt Nam thì các bạn có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thay vì tại Trung Quốc.
b) Đang độc thân – người nước ngoài cần điều kiện gì để kết hôn tại Việt Nam?
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện đang độc thân dưới dạng quy phạm cấm đoán.
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
… Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; …”
Như vậy, tại thời điểm đăng ký kết hôn người nước ngoài phải đang độc thân.
Nếu như còn đang trong mối quan hệ hôn nhân và chưa làm thủ tục để chấm dứt mối quan hệ này thì người nước ngoài sẽ không thể xin được giấy tờ chứng minh hiện tại đang độc thân.
Quy định này là quy định phù hợp. Bởi lẽ, một số quốc gia cho phép công dân được kết hôn với nhiều người tại cùng thời điểm.
c) Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự
Điểm c, khoản 1, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy đinh:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn …
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; …”
Do đó, người nước ngoài muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam phải không bị mất năng lực hành vi dân sự. Tức là không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn tới không thể làm chủ và điều khiển hành vi.
Từ quy định về điều kiện này mà trong hồ sơ đăng ký kết hôn người nước ngoài sẽ phải cung cấp giấy khám sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất năng lực hành vi dân sự.
d) Việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện
Điều kiện này được hiểu việc kết hôn là ý chí của người nước ngoài mà không bị ai ép buộc, đe dọa.
Ý chí này thể hiện ở 3 nội dung:
– Một là, trong tờ khai đăng ký kết hôn;
– Việc ký và nhận Giấy chứng nhận kết hôn và ký vào Sổ Hô tịch gốc;
– Kết quả khám sức khỏe kết hôn bảo đảm người đó không mắc bệnh tâm thần, dẫn tới mất năng lực hành vi dân sự.
e) Không nằm trong trường hợp cấm kết hôn
Đây là trường hợp việc kết hôn phải không rơi vào các trường hợp sau:
”
…Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Từ rất nhiều năm về trước thì tình trạng kết hôn giả tạo với người nước ngoài rồi xin visa để ra nước ngoài định cư đã trở lên khá phổ biến. Tuy nhiên, việc chứng minh được việc đăng ký kết hôn là giả tạo cũng không hề dễ dàng.
Quy định này chính là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc kết hôn của nam, nữ có phải giả tạo hay không, thông qua quy trình xác minh điều kiện kết hôn trong quá trình giải quyết đăng ký kết hôn.
Theo đó, trong quá trình giải quyết đăng ký kết hôn, nếu xét thấy cần làm rõ về điều kiện kết hôn, ý chí tự nguyện hoặc mục đích kết hôn thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn có quyền được xác minh. Việc xác minh có thể là phối hợp vơi cơ quan có thẩm quyền hoặc mời nam, nữ tới để hỏi rõ.
2. Kết luận người nước ngoài cần điều kiện gì để kết hôn tại Việt Nam?
Như vậy, thông qua việc trích dẫn quy định của pháp luật và phân tích các quy định đó thì chúng ta đã giải đáp xong câu hỏi người nước ngoài cần điều kiện gì để kết hôn tại Việt Nam.
Thực tiễn, cặp đôi nam, nữ thường ít gặp vướng mắc về điều kiện kết hôn tại Việt Nam. Đa số các trường hợp gặp vướng mắc khi kết hôn với người nước ngoài thì chủ yếu do thiếu sót giấy tờ cần chuẩn bị mà nguyên nhân chủ yếu do các bạn không am hiểu. Điều này hoàn toàn có thể dễ dàng hiểu được bởi lẽ phần lớn các bạn đều là lần đầu kết hôn.
Lưu ý, độ tuổi kết hôn của Việt Nam sẽ khác Trung Quốc. Do đó, nếu các bạn chỉ đủ tuổi kết hôn tại Việt Nam mà chưa đủ tuổi kết hôn tại Trung Quốc thì có kết hôn tại Việt Nam thì cũng chưa được pháp luật Trung Quốc công dân.
Nếu cần sự hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp người nước ngoài cần điều kiện gì để kết hôn tại Việt Nam và hỗ trợ các bạn kết hôn với người nước ngoài đạt kết quả tốt nhất, trong thời gian sớm nhất.
Có thể bạn muốn xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài